Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 146 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 146 Văn 12 Cánh diều: Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản? Vì sao?

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều – Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang). Hướng dẫn: Lựa chọn đoạn văn em thích nhất và giải thích lý do.

Câu hỏi/Đề bài:

Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản? Vì sao?

Hướng dẫn:

Lựa chọn đoạn văn em thích nhất và giải thích lý do

Lời giải:

Cách 1

Em thích nhất đoạn văn: “Chưa có thời nào trong lịch sử nước ta, sức lao động sáng tạo…. đã không còn là hiện tượng hiếm hoi” thuộc phần 2 viết về tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với nền văn hóa truyền thống của đất nước.

Bằng những lập luận vô cùng chặt chẽ, logic cùng với những dẫn chứng thuyết phục, thực tế, cụ thể, tác giả đưa ra những lí lẽ về thực trạng của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đang bị tác động xói mòn mạnh mẽ bởi các tệ nạn xã hội hiện nay. Đó là lối sống thực sống, chạy theo vật chất, tôn thờ đồng tiền và coi nhẹ các giá trị đạo đức của cha ông ta. Đó là những buổi sinh hoạt văn hóa, lễ hội tới biểu diễn nghệ thuật cũng bị thương mại hóa hiện nay. Là hiện trạng lớp trẻ không biết phong tục truyền thống như hát dân ca. Là lối sống ăn chơi, xa hoa, không biết lao động. Qua những lời văn đầy tính chính luận, người đọc nhận thấy rõ ràng những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đến với đời sống văn hóa trong thời đại hiện nay của dân tộc ta.

Cách 2:

Em thích nhất đoạn văn tác giả bàn luận về mặt nghịch của quá trình toàn cầu hoá đến thế hệ trẻ, ấy là lối sống thực dụng, coi nhẹ giá trị lí tưởng, đạo đức ông cha, sính ngoại, theo đuổi ca nhạc phương Tây, không biết hát dân ca,….Đọc đoạn văn này, em tự nhìn nhận rằng bản thân em cũng đã có những hành động như vậy, cũng bị cuốn theo những cám dỗ, những tiêu cực mà toàn cầu hoá mang lại. Vì vậy, em cảm thấy bản thân mình cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, cần có phương án thiết thực, cụ thể nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, biết đón nhận những thời cơ mà quá trình toàn cầu hoá mang lại.