Hướng dẫn soạn Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều – Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba). Gợi ý: Đọc kĩ nội dung tác phẩm.
Câu hỏi/Đề bài:
Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ nội dung tác phẩm.
Lời giải:
Cách 1
– Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích:
+ Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong phóng sự hiện lên sinh động: Kể lại quá trình hình thành, phát triển của ba thế hệ nhà giàn : từ khu nhà giàn đơn sơ, chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bát nhưng đến nay khu nhà giàn trở nên tiện nghi, hiện đại hơn, “ là một tổ hợp kiến trúc nói chung cũng bắt mắt giữa dân sinh quốc phòng.”
+ Góp phần thể hiện vẻ đẹp của những chiến sĩ biển khơi” Bên cạnh miêu tả khu nhà gian, hình ảnh các chiến sĩ biển khơi vẫn thay phiên nhau canh giữ biển đảo, từ thế hệ này sang thế hệ khác
→ Mặc dù công việc khó khăn nguy hiểm nhưng ai cũng nhiệt huyết, am hiểu về công việc, nhiệm vụ của mình.
Cách 2:
– Mục đích : Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hình ảnh của nhà giàn qua từng thế hệ. Dễ dàng nhận ra sự khác nhau ở các thế hệ nhà giàn, nhà giàn đời đầu thô sơ, đơn giản; nhà giàn thứ hai như những lô cốt, bít bùng bê tông; nhà giàn thứ ba là một tổ hợp kiến trúc bắt mắt, thuận tiện.
– Thái độ, đánh giá của người viết : Tự hào về sự phát triển đi lên và ngày cảng vững chắc, tiện lợi của nhà giàn. Bên cạnh đó là sự ca ngợi công sức không chỉ của những chiến sĩ nhà giàn mà còn là sự đóng góp to lớn đến từ ngành công binh
Cách 3:
Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tẳ để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích tạo nên một bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống và công việc của ba thế hệ nhà giàn. Thủ pháp trần thuật giúp tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện một cách trung thực, khách quan. Trong khi đó, thủ pháp miêu tả giúp tạo nên những hình ảnh, cảnh vật, con người một cách sinh động, đầy màu sắc.
Về thái độ và sự đánh giá của tác giả, Xuân Ba đã thể hiện sự trầm trồ, khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn. Ông cũng tỏ ra kính trọng, yêu mến, tự hào trước lý tưởng cao đẹp của các chiến sĩ cũng như tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Thông qua việc kể về lịch sử của ba thế hệ nhà giàn, tác giả đã ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn, dữ dội của biển cả.