Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 33 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 33 Văn 12 Cánh diều: Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó

Soạn văn Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều – Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). Gợi ý: Xem lại nội dung cuộc đối thoại của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở tòa án.

Câu hỏi/Đề bài:

Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phẩm

Hướng dẫn:

Xem lại nội dung cuộc đối thoại của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở tòa án huyện.

Lời giải:

Cách 1

– Tính đối thoại trong văn bản được hiểu là thể hiện sự đối lập về lập trường, tư tưởng của các nhân vật, làm nên đặc điểm đa chiều cho tác phẩm. Điều đó đã được thể hiện vô cùng sâu sắc qua cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở tòa án huyện:

+ Cách nhìn của Phùng và Đẩu: Khi chứng kiến cảnh chồng đánh vợ của gia đình hàng chài, Phùng và Đẩu yêu cầu đề nghị giúp đỡ và khuyên người đàn bỏ chồng. Và khi nghe được lời nói của người đàn bà, Phùng không thể hiểu được điều đó: “ Sau câu nói người đàn bà, tôi cảm thấy không gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”, cảm thấy những điều này “không phải dễ nghe”

→ Phùng và Đẩu cảm thấy người đàn bà khốn khổ này sống quá cam chịu, không hiểu được lý do tại sao người đàn bà không chịu nhận sự giúp đỡ này

+ Cách nhìn của người đàn bà hàng chài: Kiên quyết không bỏ chồng và đưa ra những lý lẽ thuyết phục:

Phải cần có người đàn ông trong gia đình để nuôi một đàn con: “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần có một người đàn ông chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nhà nào cũng trên chục đứa”

Chức phận của người đàn bà ở thuyền: sống cho con chứ không phải cho mình:“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

→ Cách nhìn sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

– Chủ đề của tác phẩm: Thể hiện mối quan hệ về nghệ thuật và cuộc sống. Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không thể đơn giản là sơ lược khi nhìn cuộc đời và con người chỉ ở bề ngoài mà đặt trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều để khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong

Cách 2:

– Tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu :

+ Trong cái nhìn của Phùng và Đẩu chắc hẳn người đàn bà hàng chài sẽ bỏ chồng và đánh đập vợ con là điều không thể chấp nhận được, trái với mọi quy chuẩn đạo đức và trách nhiệm của người chồng.

+ Trong cái nhìn của người đàn bà làng chài, việc đánh đập vợ con không tệ bằng việc trên thuyền không có người đàn ông để chống chọi lại sự khắc nghiệt của biến khơi. Quan trọng hơn hết trong thâm tâm bà vẫn luôn nhớ đến cái ơn của người chồng và bà cũng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính khí của người chống, trong mắt bà anh chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh, của chiến tranh và của cuộc sống mưu sinh.

→ Cái nhìn của Phùng và Đẩu đã thay đổi sau khi người đàn bà hàng chài nói ra quan điểm của mình. Nếu cái nhìn của Phùng và Đẩu là lí thuyết, giáo điều thì cái nhìn của người đàn bà hàng chài chính là thực tế cuộc sống. Chính điều đó đã làm thay đổi điểm nhìn của Phùng và Đẩu, giúp họ có cái nhìn đa chiếu, thiết thực và đúng đắn hơn.