Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 120 Văn 12 Cánh diều: Những...

Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 120 Văn 12 Cánh diều: Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 120 SGK Văn 12 Cánh diều – Việt Bắc (Tố Hữu). Gợi ý: Đọc kĩ khổ thơ và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ khổ thơ và trả lời câu hỏi

Lời giải:

Cách 1

– Địa danh lịch sử:

+ Phủ Thông, đèo Giàng: nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống pháp

+ Sông Lô – phố Ràng: nơi đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng.

+ Cao – Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt- Trung.

→ Những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.

– Không khí chiến đấu:

+ “điệp điệp trùng trùng” : những đoàn quân nối tiếp nhau tạo thành những đợt sóng trào kéo dài vô tận

+ “Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”

→ Hình ảnh dân quân với những ngọn đuốc sáng bừng, soi đường, tiếp lương, tải đạn với đầy đủ già trẻ trai gái… Họ bước đi hiên ngang không sợ hãi, không chùn bước.

+ “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”: hình ảnh của đoàn ô tô quân sự, xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men lương thực rùng rùng ra trận.

– Chiến thắng:

+ Liệt kê các địa danh: Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên ,.. kết hợp từ “trăm miền”

→ Không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam

Cách 2:

– Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện một cách cụ thể, sinh động qua các biện pháp tu từ đặc sắc.

+ Câu hỏi tu từ, nhấn mạnh nỗi nhớ thường trực, sâu sắc gắn với địa danh Việt Bắc

+ Biện pháp liệt kê : Tên một loạt địa danh ở Việt Bắc, nhấn mạnh nỗi nhớ, tăng sức biểu cảm cho đoạn văn.

+ Các động từ mạnh : rầm rập, rung , bật thể hiện sức mạnh vô địch của đoàn quân, tạo không khí chiến trận.

+ Từ láy : điệp điệp, trùng trùng tạo khí thế mạnh mẽ không thể ngăn cản của đoàn quân.

+ Phép điệp từ : “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ, cảm xúc của người ra đi vẫn luôn hướng về những năm tháng vất vả, gian lao ở quá khứ. Điệp từ “vui” thể hiện niềm vui to lớn, không khí chiến thắng vang rộn toàn dân, cả đất nước hân hoan hạnh phúc trước chiến thắng của dân tộc.

Cách 3:

*Địa danh lịch sử

– Phủ thông, đèo Giàng là những nơi diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

– Sông Lô – phố Ràng: nơi đánh tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh phố Ràng

– Cao – Lang: Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung

→ Những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến

*Không khí chiến đấu

– “điệp điệp trùng trùng” chỉ hình ảnh những đoàn quân nối tiếp nhau tạo thành những đợt sóng trào kéo dài vô tận

– “dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đó, muôn tàn lửa bay” là hình ảnh dân quân với những ngọn đuốc sáng bừng, soi đườn, tiếp lương, tải đạn với đầy đủ già trẻ trai gái… Họ bước đi hiên ngang không sợ hãi, không chùn bước.

– “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” là hình ảnh của đoàn ô tô quân sự, xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men lương thực rùng rùng ra trận.

*Cảnh chiến thắng: Các địa danh: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên… kết hơp từ “trăm miền” gợi ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.