Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 62 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 62 Văn 12 Cánh diều: Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lóc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?

Giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều – Thực thi công lí ( Sếch- xpia). Hướng dẫn: Tìm các chi tiết thể hiện tính cách của nhân vật Sai-lốc từ đỏ trả lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lóc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?

Hướng dẫn:

Tìm các chi tiết thể hiện tính cách của nhân vật Sai-lốc từ đỏ trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Cách 1

Sai-lốc, người Do Thái chuyên cho vay nặng lãi, đã kí với An-tô-ni-ô một hợp đồng vay tiền với điều kiện sau ba tháng, nếu An-tô-ni-ô không hoàn trả số tiền đúng ngày thì Sai-lốc có quyền lấy một cân thịt trên cơ thể An-tô-ni-ô. Sau đó, Sai-lốc kiện An-tô-ni-ô ra tòa.

Trong phiên tòa, Sai-lốc liên tục yêu cầu thực thi công lý và thực hiện theo điều khoản văn khế; không chấp nhận phải khoan hồng hình phạt với An-tô-ni-ô. Kể cả khi được đền bù gấp ba lần tiền, Sai-lốc vẫn kiên quyết thực hiện hình phạt đòi một cân thịt. Sau khi Poóc-xi-a đưa ra lời tuyên bố về việc Sai-lốc không thể thực hiện điều trên thì Sai-lốc lại xin trả lời tiền nợ và ra về

→ Là người tham lam, tính toán, hà tiện, độc ác.

→ Là kiểu hình mẫu nhân vật có tính cách cho các thói xấu đáng phê phán nên Sai-lốc được coi là nhân vật hài kịch.

Cách 2:

– Nhân vật Sai-lốc là một kẻ tham lam, xấu xa. Ông ta vốn là một người chuyên cho vay lãi để vay tiền, từ việc ghét Antonio tốt bụng vì cho vay không lấy lãi làm ông ta phải hạ mức lãi suất đã thể hiện bản tính tham lam của ông ta.

– Kẻ lẻo mép, nịnh hót : “Ôi, vị quan tòa cao quý !”/ “Ôi, vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt”/ “Quan tòa thật là công minh quá !”/ “ Quan tòa thật là giỏi quá !”

– Bản tính tàn độc :

+ Sau khi Pooc-xi-a thuyết phục sự khoan hồng, ông ta vẫn lạnh lùng và cứng đầu “Tôi đòi hỏi công lý và sự thi hành các điều khoản”.

+ “Ở ngực…gần sát tim” – Đó là vị trí ông ta sẽ xẻo thịt – một vị trí đau đớn thậm chí có thể lấy cả tính mạng của người bị cắt.

+ Ông ta hào hứng sẵn sàng cắt thịt của Antonio hay chính là hành động giết người, đến mức đưa cả cân lên tòa “Tôi có mang theo đây, sẵn sàng đủ cả”

→ Đây là một nhân vật hài kịch bởi lẽ, ở Sai-lốc không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lý, công bằng và luật lệ nhưng thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết Antonio.

Cách 3:

Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, có thể hiểu rõ tính cách của nhân vật Sai-lốc: Sai-lốc là một người Do Thái chuyện cho vay lẫy lãi. Ông ta thể hiện mình như một người đề cao công lý, công bằng là luật lệ. Tuy nhiên, thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết An-tô-ni-ô. Điều này cho thấy Sai-lốc là một người tham lam và tàn độc.

Sai-lốc là một nhân vật hài kịch vì không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Mặc dù ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lí và công bằng nhưng bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu tham lam, tính toán, ích kỉ của cá nhân mình. Sai-lốc là kiểu hình mẫu nhân vật có tính cách cho các thói xấu đáng phê phán nên Sai-lốc được coi là nhân vật hài kịch.