Giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều – Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ). Hướng dẫn: Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý lựa chọn chi tiết kỳ ảo.
Câu hỏi/Đề bài:
Thống kê những yếu tố kì ảo trong truyện. Vì sao nói: Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong một số truyện cổ dân gian?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý lựa chọn chi tiết kỳ ảo.
Lời giải:
Cách 1
Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường và không có thực trên thực. Trong tác phẩm, các yếu tố kì ảo xuất hiện thông qua:
a.Nhân vật kì ảo :
* Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi:
-Là viên tướng bại trận ở Bắc Triều, hồn bơ vơ ở Nam Quốc; sau chiếm miếu của Thổ công, quấy nhiễu dân chúng
– Khi Ngô Tử Văn đốt đền khiến hắn không còn chỗ trú, hồn ma tướng giặc lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở.
– Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt.
* Thổ công:
– Làm chức ngự sử đại phu từ đời Lý Nam Đế, chết vì cần vương nên được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền; giúp dân độ vật hơn một nghìn năm nay
* Diêm Vương:
– Người đứng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử.
– Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng.
– Bắt phạt tên họ Thôi, cho Tử Văn trở về dương gian.
* Quỷ sứ, Dạ xoa
b. Không gian kì ảo: Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.
*Vì sao nói: Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong truyện cổ dân gian?
Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa như sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo: hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, quỷ Dạ Xoa, Diêm Vương… Đây đều là những giai thoại dân gian vô cùng quen thuộc trong cốt truyện của văn học trung đại Việt Nam.
Nguyễn Dữ đã rất thành công khi kết hợp hài hòa, sáng tạo với yếu tố hiện thực để phản ánh xã hội đương thời khi mà các yếu tố kỳ ảo được xem kẽ với những yếu tố thực về địa danh, thời điểm lịch sử làm cho thế giới kỳ ảo trở nên chân thật hơn.
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, qua quá trình đấu tranh giành lại công lý của nhân vật chính Ngô Tử Văn, nhà văn còn muốn phản ánh về hiện thực xã hội lúc bấy giờ: Tình trạng quan lại tham ô nhận của cải, cái ác cái xấu tung hoành, không phân biệt được thật giả. Đồng thời, qua chiến thắng của Ngô Tử Văn, nhà văn muốn khẳng định chân lí Thiện sẽ thắng ái, chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác.
→ Có thể nói rằng, hai yếu tố hiện thực và kì ảo có mối quan hệ gắn bó, đan xen vào nhau để cùng thể hiện tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính lãng mạn, trữ tình.
Cách 2:
– Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo : Yếu tố kì ảo góp phần thể hiện một thế giới sinh động, nơi mà người âm và người dương có thể giao tiếp, qua đó thể hiện tính cách nhân vật. Bên cạnh đó, các yếu tố kì ảo góp phần giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
– Sự tiếp thu, sáng tạo yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ thể hiện qua tính chất kì ảo của thế giới thần linh, ma quỷ. Thông qua thế giới đó, Nguyễn Dữ đã xây dựng một nơi mà cõi âm cũng có sự gian tà, Diêm Vương và các Phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Qua đó thể hiện sự bất công, vấn nạn tham nhũng hoành hành trên dương gian, đang làm cho biết bao người dân phải rên xiết, khổ sở.
Cách 3:
Những yếu tố kì ảo trong truyện:
– Nhân vật kì ảo
Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi: Là viên tướng bại trận ở Bắc Triều, hồn bơ bơ ở Nam Quốc; sau chiếm miếu của Thổ Công, quấy nhiễu dân chúng. Khi Ngô Tử Văn đốt đền khiến hắn không còn chỗ trú, hồn ma tướng giặc lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở. Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt.
Thổ công: Làm chức ngự sử đại phu từ đời Lý Nam Đế, chết vì cần vương nên được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền; giúp dân độ vật hơn một nghìn năm nay
Quỷ sứ, Dạ Xoa: Tạo không khí sống động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.
– Không gian kì ảo: Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.
Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong truyện cổ dân gian vì:
Nguyễn Dữ đã rất thành công khi kết hợp hài hòa, sáng tạo với yếu tố hiện thực để phản ánh xã hội đương thời khi mà các yếu tố kỳ ảo được xem kẽ với những yếu tố thực về địa danh, thời điểm lịch sử làm cho thế giới kỳ ảo trở nên chân thật hơn.
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, qua quá trình đấu tranh giành lại công lý của nhân vật chính Ngô Tử Văn, nhà văn còn muốn phản ánh về hiện thực xã hội lúc bấy giờ: Tình trạng quan lại tham ô nhận của cải, cái ác cái xấu tung hoành, không phân biệt được thật giả. Đồng thời, qua chiến thắng của Ngô Tử Văn, nhà văn muốn khẳng định chân lí Thiện sẽ thắng ái, chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác.
Có thể nói, yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo có mối quan hệ gắn bó, đan xen vào nhau để cùng thể hiện tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính lãng mạn, trữ tình.