Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều – Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang). Gợi ý: Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản
Hướng dẫn:
Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi
Lời giải:
Cách 1
Một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản:
– “ Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta”
– “ Tuy nhiên, trong một vài thập kỉ trở lại đây, rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đoa bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa”…”
– “ Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội”
– “ Có thể nói, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhận thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa”
– “Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả… thế giới”
– “ Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, đặc biệt là của những người đứng tuổi”
– “ Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó có thể nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay”
– “Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”… đã không còn là hiện tượng hiếm hoi”
Cách 2:
– Tính khẳng định, phủ định : “Toàn cầu hoá chứa đựng thời cơ, thách thức lớn”; “không một dân tộc nào có thể bị cám dỗ”; “chưa có thời kì nào trong lịch sử”;
– Cách lập luận : Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, được biểu hiện qua các luận điểm rõ ràng như câu văn “như mọi hiện tượng đều có hai mặt phải trái,…thanh gươm hai lưỡi”; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Đằng sau mỗi luận điểm, tác giả đều đưa ra dẫn chứng thiết thực, hợp lý. Kết hợp với việc dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định. Dựa vào các từ ngữ đó đã thể hiện rõ ràng lập luận của tác giả.
– Ngôn ngữ biểu cảm : Giàu màu sắc biểu cảm. Thể hiện qua việc tác giả kết hợp nhiều từ ngữ, như kết từ và tình thái từ : Như đã nói, có thể là, tuy nhiên, mặt khác,…