Soạn văn Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 60 SGK Văn 12 Cánh diều – Thực thi công lí ( Sếch- xpia).
Câu hỏi/Đề bài:
Lời thoại của Gra-ti-a-nô có gì giống và khác với lời thoại của Sai- lốc ở phần trước?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích từ đó tìm lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc
Lời giải:
Cách 1
– Lời thoại của Gra-ti-a-nô:
+ “ Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan tòa giỏi quá?”
+ “ Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai- lốc? Ôi, quan tòa giỏi quá”
– Lời thoại của Sai- lốc:
+ “ Ôi, vị quan tòa cao quý! Ôi, chàng trẻ tuổi ưu việt”
+ “ Thật là chí lí! Ôi! Vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt! Ngài thật là già dặn hơn bên ngoài nhiều lắm”
+ “ Quan tòa thật là công minh quá!”
+ “ Quan thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết! Nào, anh, chuẩn bị đi”
→ Nhận xét:
– Điểm giống: cả hai lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc đều là những lời khen, lời ca ngợi với vị quan tòa khi xử kiện
– Điểm khác:
+ Đối với lời thoại của Sai-lốc thì đó là lời khen, nịnh bợ của Sai- lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử.
+ Đối với lời thoại của Gra-ti-a-nô là lời khen với quan tòa nhưng mục đích là nói với Sai- lốc. Từ đó thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai của Gra-ti-a-nô với Sai-lốc.
Cách 2:
– Lời thoại của các nhân vật :
+ Sai-lốc: “Ôi, vị quan tòa cao quý !”/ “Ôi, vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt”/ “Quan tòa thật là công minh quá !”/ “ Quan tòa thật là giỏi quá !”
+ Gra-ti-a-nô : “Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc!” / “Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai-lốc?”
– Giống: cấu trúc có phần giống nhau “ôi, quan tòa…” và đều sử dụng thán từ “ôi” để thể hiện cảm xúc.
– Khác : Lời thoại của Gra-ti-a-nô dùng để khen quan tòa nhưng như một câu hỏi giành cho Sai-lốc, thể hiện qua các từ “hả”, “nhỉ” . Còn lời khen của Sai-lốc dùng trực tiếp đến quan tòa.
Cách 3:
*Lời thoại của Gra-ti-a-nô:
– “Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan toàn giỏi quá?”
– “Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai-lốc? Ôi, quan toàn giỏi quá”.
*Lời thoại của Sai-lốc:
– “Quan tòa thật là công minh quá!”
– “Quan toàn thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết chứ! Nào, anh, chuẩn bị đi.
*Nhận xét:
– Điểm giống: Cả hai đều sử dụng cấu trúc tương tự “Ôi, quan tòa…” và đều sử dụng thấn từ “ôi” để thể hiện cảm xúc; đều là những lời khen, lời ca với vị quan tòa khi xử kiện.
– Khác nhau:
+ Đối với Sai-lốc: đó là những lời khen, nịnh bợ của Sai-lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử
+ Đối với Gra-tin-a-nô: đấy là lời khen với quan tòa nhưng với mục đích là mỉa mai, châm biếm Sai-lốc.