Soạn Câu hỏi 3 trang 152 SGK Văn 12 Cánh diều – Thực hành Tiếng Việt: Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu. Gợi ý: Đọc luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Câu hỏi/Đề bài:
Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. Theo em, việc làm này trong trường hợp nào vi phạm Luật sở hữu trí tuệ và trong trường hợp nào được Luật cho phép?
Hướng dẫn:
Đọc luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Lời giải:
Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến.
– Trường hợp được Luật cho phép: Căn cứ theo khoản 1 điều 25 Luật sở hữu trí tuệ:
“a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;”
→ Theo đó, trong trường hợp này, học sinh sinh viên photocopy giáo trình và sách để nghiên cứu, phục vụ cho việc học tập không bị xem là vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và được Luật cho phép.
– Trường hợp vi phạm Luật sở hữu trí tuệ:
+ Việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách quá một bản cho mục đích học tập và nghiên cứu
+ Việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách không nhằm mục đích học tập, nghiên cứu mà bán cho người khác để lấy tiền thì sẽ vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ