Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 33 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 33 Văn 12 Cánh diều: Phân tích sự biến đổi cảm nhận của nhân vật Phùng về những ngư dân trong tác phẩm

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều – Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). Hướng dẫn: Đọc kĩ phần đầu tác phẩm và tìm ra các chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật Phùng.

Câu hỏi/Đề bài:

Phân tích sự biến đổi cảm nhận của nhân vật Phùng về những ngư dân trong tác phẩm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ phần đầu tác phẩm và tìm ra các chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật Phùng.

Lời giải:

Cách 1

a. Tâm trạng của nhân vật Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống:

Cảnh tượng người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách tàn nhẫn và càng kinh ngạc hơn khi người đàn bà bị đánh kia: “ không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cảnh trốn chạy. Sau đó, hình ảnh thằng bé giật lấy chiếc thắt lưng quất thẳng ngực người đàn ông; còn lão ta “ dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”

→ Tâm trạng nghệ sĩ Phùng: “ kinh ngạc đến thẫn thờ”, “ mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”…

b. Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

– Câu chuyện của người đàn bà hàng chài : hoàn cảnh gia đình, lí do không muốn vỡ lẽ

→ Tâm trạng nhân vật Phùng có nhiều sự thay đổi:

+ Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng

+ Gã chồng vũ phu: Là người đáng trách nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhân mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn,

+Thằng Phác: đằng sau hành động trái với luân thường đạo lý ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.

→ Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: Từ hạnh phúc ngỡ mình nhìn thấy vẻ đẹp toàn bích của khung cảnh thiên nhiên đến cảm giác sững sờ, kinh ngạc, phẫn nộ trước bức tranh cuộc sống phũ phàng; từ sự thương hại trước vẻ nhẫn nhục đến sẻ chia, cảm thông; từ thái độ bất bình gay gắt trước những hoàn cảnh nghịch lí đến thấu hiểu lẽ đời.

→ Gửi gắm thông điệp: Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống, phải phục vụ cuộc sống. Vì thế, người nghệ sĩ không thể đơn giản chỉ là dùng cái nhìn hời hợt để quan sát cuộc sống mà buộc phải đặt trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều.

Cách 2:

– Người đàn bà hàng chài

+ Ban đầu khi nghe lời nói cầu xin tha cho chồng của người đàn bà, Phùng cảm thấy ngột ngạt, khó thở và vô cùng phẫn uất, không thể hiểu nổi vì sao người đàn bà hàng chài phải nhẫn nhịn chịu đựng đi theo người chồng dù bị đánh dập dã man

+ Sau khi nghe người đàn bà tâm sự anh mới lẽ ra rằng đây là một dẫu chỉ là một ngư dân, quanh năm ở biển cả, kiếm sống bằng chân tay nhưng cô lại mang trong mình một cái nhìn toàn diện và đa chiều, sâu sắc đến thế. Hành động của cô là suy tính cho tương lai, cho các con, là sự hi sinh cao cả chú không phải là ngu ngốc, bồng bột.

– Người chồng

+ Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Phùng nhận thấy đây là một người đàn ông vũ phu, độc ác và vô cùng thô lỗ, không chỉ đánh đập vợ không thương tiếc mà ngay cả con trai là thằng Phác cũng không tha, thậm chí Phùng là người ngoài đến can ngăn ông ta cũng không ngại ra tay.

+ Sau khi nghe tâm sự của người đàn bà hàng chài, Phùng nhận ra trước đây anh ta cũng là một con người cục mịch, hiền lành. Nhưng trước cuộc sống mưu sinh vất vả, anh ta dần thay tính đổi nết, trở nên cộc cằn hơn để đối chọi với những khó khăn của cuộc sống. Anh ta chỉ là một nạn nhân của chiến tranh, chiến tranh gây nên nghèo đói và tha hóa con người,

Cách 3:

Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhân vật Phùng ban đầu có cảm nhận hơi xa lạ với cuộc sống của những ngư dân. Tuy nhiên qua quá trình tiếp xúc và trải nghiệm, cảm nhận của Phùng dần thay đổi.

+Tâm trạng của Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống: Cảnh tượng người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách tàn nhẫn và càng kinh ngạc hơn khi người đàn bà bị đánh kia “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Sau đó, hình ảnh thằng bé giật lấy chiếc thắt lưng quật thẳng ngực người đàn ông; còn lão ta “dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”. Chứng kiến cảnh đó nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”…

+Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: hoàn cảnh gia đình, lí do không muốn vỡ lẽ. Lúc này, tâm trạng của Phùng có nhiều sự thay đổi

– Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng.

– Gã chồng vũ phu: Là người đáng tráng nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhận mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn

– Thằng Phác: Đằng sau hành động trái với luân thường đạo lí ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.

→ Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: từ hạnh phúc ngỡ mình nhìn thấy vẻ đẹp toàn bích của khung cảnh thiên nhiên đến cảm giác sững sờ, kinh ngạc, phẫn nộ trước bức tranh cuộc sống phũ phàng; từ sự thương hại trước vẻ nhẫn nhục đến sẻ chia, cảm thông; từ thái độ bất bình gay gắt trước những hoàn cảnh nghịch lí đến thấu hiểu lẽ đời.

→ Qua sự thay đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu biển cả, sự kiên trì, bền bỉ của con người trong cuộc sống và về sự tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.