Giải Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 151 SGK Văn 12 Cánh diều – Phân tích bài thơ Việt Bắc (Nguyễn Văn Hạnh). Hướng dẫn: Đọc kĩ nội phần 2 văn bản và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Người viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần 2 của văn bản?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ nội phần 2 văn bản và trả lời câu hỏi
Lời giải:
Cách 1
Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng:
– Lí lẽ:
+ “Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu, nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân”
+ “ Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người thương nhau, tình nghĩa mặn nồng, nay phải chia tay nhau…”
+ “Ở chiều sâu của suy nghĩ, thơ là tâm trạng thống nhất của những người kháng chiến, của chính bản thân nhà thơ tạo nên sự liền mạch của hơi thở, giọng thơ”
+ “Nhưng đi sâu hơn thì “mình”cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một
+ “Nhà thơ đã khai rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt. Mình là bản thân mình, là ta, nhưng mình cũng là người khác, một người khác thân thiết với mình, người bạn đời của mình, vì vậy có thể xem như chính mình”
+ “Những câu thơ như “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” hay “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” vừa dân dã, cổ điển, cân đối, cô đúc, lại ngân vang…”
+ “Rừng núi tình nghĩa cũng là rừng núi chiến đấu rất kiên cường. Và tâm hồn con người ngọt ngào chung thủy giản dị trong cuộc sống hằng ngày rất hân hoan, rộng mở…”
+ “Nói đến thiên nhiên của Việt Bắc, tấm lòng chân thật, tình nghĩa sắt son của người Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Nhưng khi miêu tả không khí sôi nổi…”
+ “Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ… cần thể hiện”
– Dẫn chứng:
+ Trích dẫn cuộc nói chuyện của Tố Hữu với nhà nghiên cứu văn người Pháp Mi-ren Găng-sen
+ Trích dẫn các câu thơ trong bài thơ Việt Bắc
Cách 2:
– Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến bằng các lí lẽ và dẫn chứng :
+ Tình nghĩa sâu nặng của Tố Hữu dành cho đất nước, nhân dân. Dẫn chứng qua câu nói của Tố Hữu trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học người Pháp.
+ Hai nhân vật trong bài thơ tưởng chừng như tách biệt nhưng đi sâu hơn “ta” với “mình” đều hoà làm một. Qua đó thể hiện sự gắn bó, tình nghĩa thiết tha giữa kẻ đi và người ở lại. Dẫn chứng : nhà thơ thay thế chữ “mình” vào chữ “ta” ở một số câu thơ và phân tích tính hợp lý, hoà quyện của chúng.
+ Viết về thiên nhiên Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Tác giả chứng minh lí lẽ thông qua việc trích dẫn và phân tích các câu thơ viết về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.