Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 2 trang 71 Văn 12 Cánh diều: Những câu dưới...

Câu hỏi 2 trang 71 Văn 12 Cánh diều: Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe

Soạn Câu hỏi 2 trang 71 SGK Văn 12 Cánh diều – Thực hành Tiếng Việt: Lỗi lô gích – câu mơ hồ và cách sửa. Tham khảo: Đọc kĩ phần kiến thức tiếng Việt.

Câu hỏi/Đề bài:

Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó

a. Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường

b. Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

c. Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.

d. Từ trong tù, U- thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình ( Dẫn theo Nguyễn Minh Tuyết, Nguyễn Văn Hiệp

Hướng dẫn:

Đọc kĩ phần kiến thức tiếng Việt

Lời giải:

a. Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường

– Câu trên mắc lỗi logic. Cụ thể ở từ “ mở cửa”. Vì các hành động đang diễn ra với trình tự mâu thuẫn nhau, không nhất quán với nhau.

– Cách sửa:

Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, đóng cửa và lên đường

b. Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

– Câu trên mắc lỗi logic vì đã chứa từ ngữ thiếu nhất quán cụ thể ở từ “ Truyện Kiều”. Đây là tên của tác phẩm văn học còn Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan… là tên của nhà thơ nổi tiếng.

– Cách sửa:

Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

c. Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.

– Câu trên mắc lỗi logic vì có thông tin mâu thuẫn với nhau, không nhất quán. Việc câu được vô số con cá chép đã mâu thuẫn với thái độ của nhân vật tôi nói tới “ thật phí công”. Vì vậy, cần thay thế các từ ngữ phù hợp với thực khách quan.

– Cách sửa:

Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi không câu được vô số con cá chép, thật phí công.

d. Từ trong tù, U- thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình ( Dẫn theo Nguyễn Minh Tuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

– Câu trên mắc lỗi logic vì đã có thông tin mâu thuẫn với nhau, không nhất quán

– Cách sửa:

Từ trong tù, U- thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình ( Dẫn theo Nguyễn Minh Tuyết, Nguyễn Văn Hiệp)