Gợi ý giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều – Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba). Hướng dẫn: Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu.
Câu hỏi/Đề bài:
Tính phi hư cấu của bài phóng sự được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?
Hướng dẫn:
Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu trong phóng sự
Lời giải:
Cách 1
– Tính phi cấu của bài phóng sự được thể hiện qua việc người viết thường bám sát hiện thực cuộc sống, phát hiện những sự việc, vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự… Cụ thể, trong phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn, tính phi hư cấu thể hiện:
+ Nội dung phóng sự là hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ, nhiều mất mát, hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa. Vì thế, nội dung mang tính thời sự.
+ Tác giả trực tiếp tới vùng biển Ba Kè để quan sát và ghi chép, thu nhập thông tin
+ Những thông tin của phóng sự được tác giả điều tra, ghi chép thông qua các cuộc trò chuyện với người thật: chủ nhiệm chính trị đại tá Chấn, thiếu tướng Nguyễn Nam…
– Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu:
+ Cung cấp cho người đọc những bằng chứng xác thực, cụ thể để họ có thể đánh giá đúng người và sự việc mà họ quan tâm, theo dõi
+ Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống
Cách 2:
– Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thực về thời gian (ngày 25/3/1946, 13/12/1998,…); địa điểm (khu vực Ba Kè, giàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng,.. ); số liệu ( tàu HQ-996, tên các chiến sĩ,…)
– Tính phi hư cấu góp phần cung cấp thêm số liệu cụ thể và xác thực, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung về các sự kiện cũng như tăng sức thuyết phục, xác đáng cho văn bản.
Cách 3:
Tính phi hư cấu của bài phóng sự trên được thể hiện ở những yếu tố:
– Hình ảnh gắn liền với hiện thực, sự thực: Tác giả đã sử dụng hình ảnh thực tế từ cuộc sống, từ những trải nghiệm cá nhân để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống trên nhà giàn
– Kết cấu, nghê thuật xây dựng cốt truyện: Mặc dù là một bài phóng sự nhưng Khúc tráng ca nhà giàn có một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, giống như một câu chuyện
– Ngôn ngữ, giọng điệu lôi cuốn, giàu tính nhân vật: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, biểu đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách sâu sắc, tạo nên một giọng điệu riêng, lôi cuốn người đọc
– Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm: Những hình ảnh trong bài phóng sự không chỉ chân thực mà còn giàu tính gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc có thể cảm nhận được không khí, môi trường sống và công việc khắc nghiệt của những người làm việc trên nhà giàn.
Tính phi hư cấu trong bài phóng sự “Khúc tráng ca nhà giàn” giúp thể hiện rõ nét nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc của những người làm việc trên nhà giàn, cũng như những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt. Đồng thời nó cũng giúp tôn vinh tinh thần kiên trì, bền bỉ và lòng yêu nước của những người này.