Soạn Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 125 SGK Văn 12 Cánh diều – Tây Tiến (Quang Dũng). Hướng dẫn: Đọc kỹ phần hai bài thơ và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Chú ý hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người
Hướng dẫn:
Đọc kỹ phần hai bài thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Cách 1
– Hình ảnh thiên nhiên: “chiều sương ấy”, “hồn lau”, “hoa đong đưa”
+ Không gian mênh mông, ảo mộng
+ Phép đảo ngữ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” thể hiện sự vắng vẻ, có chút nét đượm buồn
– Tâm trạng của con người: “có thấy”, “có nhớ”
+ Điệp ngữ: “Có thấy-có nhớ” thể hiện nỗi lưu luyến, nhớ nhung da diết
+ “Dáng người trên độc mộc”: Dáng vẻ uyển chuyển, thướt tha với sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.
Cách 2:
– Khung cảnh thiên nhiên giờ đây đã trở nên ấm áp và lung linh hơn thông qua ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm văn nghệ. Không chỉ có hình ảnh mà còn có sự xuất hiện của âm thanh – tiếng khèn mang linh hồn của núi rừng. Khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Mộc Châu buổi sương phủ, tạo nên bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
– Tâm trạng con người : Hội liên hoan, đêm văn nghệ đã thể hiện rất rõ niềm vui, niềm hạnh phúc tuy ngắn ngủi và hiếm có trong thời kì chiến trận nhưng rất hạnh phúc, và trở thành kỉ niệm đẹp mãi về sau. Tâm hồn các chiến sĩ mộng mơ, lãng mạn.
Cách 3:
Hình ảnh thiên thiên “chiều sương ấy’, “hồn lau”, “hoa đong đưa” gợi ra không gian mênh mông, ảo mộng. Phép đảo ngữ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” thể hiện sự vắng vẻ, có chút nét đượm buồn.
Tâm trạng con người: Điệp ngữ “có thấy, có nhớ” thể hiện nỗi lưu luyến, nhớ nhung da diết. “Dáng người trên độc mộc” gợi tả dáng vẻ uyển chuyển, thướt tha với sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.