Soạn Câu hỏi 1 trang 74 SGK Văn 12 Cánh diều – Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
Câu hỏi/Đề bài:
a. Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?
b. Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải:
a. – Phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt vì:
+Bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.
+Ngôn ngữ là một biểu hiện sinh động của văn hóa, lâu đời và gắn liền với sự phát triển của con người từ trước đến nay và từ nay về sau.
-Nội dung nhiệm vụ:
+“Khi nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng đó là một công việc bình thường, tự nhiên và thường xuyên, lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau, nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.”
+Trong bối cảnh thời đại ngày nay, “tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi, để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.”
b.
– Ngôn ngữ phát triển là sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ du nhập vào trong một quốc gia, không phân biệt đó là loại ngôn ngữ gì, bình đẳng về từ ngữ, không ràng buộc bởi khuôn khổ và trở thành thứ tiếng cần để mọi người có thể giao tiếp tốt hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ phát triển cũng có thể hiểu là đó là loại ngôn ngữ mà ai cũng có thể học được dù đó là người trong nước hay nước ngoài. Ngôn ngữ phát triển còn thể hiện sự văn minh trong cách sử dụng ngôn từ và việc có thể giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ mất giá trị, bản sắc và sự giàu đẹp của nó.
– Ý nghĩa:
+Khi đất nước có sự chuyển mình, hoà nhập vào đời sống chính trị-kinh tế, và văn hoá-xã hội trên trường quốc tế, thì tiếng Việt càng có được vị thế mới là ngôn ngữ làm việc (langue de travail – có thể qua phiên dịch, và đặc biệt là nó được thừa nhận là một trong các ngôn ngữ chính thức (langue officielle) sử dụng trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, nhất là khi chúng được tổ chức tại Việt Nam.
+Bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.
+Tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục có chất lượng cho mọi người.
+Trong quá trình phát triển, rất nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ mới thuần Việt đã được ra đời và phục vụ tốt hơn công việc giao tiếp, diễn đạt ý tưởng và phát triển kinh tế, xã hội, khoa học.
+Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa khiến tiếng Việt có nhiều cơ hội tiếp thu được nhiều yếu tố mới và tiến bộ làm cho tiếng Việt trở nên giàu có. Nhưng mặt khác tiếng Việt cũng phải đối đầu trước nguy cơ hòa tan theo xu hướng áp đảo của chính sách “thế giới phẳng” về ngôn ngữ và văn hóa do một số nước lớn chủ xướng.