Soạn Câu hỏi 1 trang 126 SGK Văn 12 Cánh diều – Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ. Tham khảo: Đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ ở trang 111.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các đoạn trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc họa hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào:
a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
b. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
c. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
d. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Hướng dẫn:
Đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ ở trang 111
Lời giải:
Biện pháp tu từ nghịch ngữ được sử dụng trong đoạn trích:
a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
– Sử dụng các vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau để phản ánh đặc điểm của người nông dân nghĩa sĩ :
+ chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung >< chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
+ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm >< tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó
– Tác dụng: Nhấn mạnh bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường khi mà những công việc quen thuộc của họ là gắn bó với ruộng đồng; đồng thời phát hiện vẻ đẹp đáng quý của họ: yêu chuộng hòa bình.
b. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
– Sử dụng các vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau: nào đợi ai đòi, ai bắt >< dốc ra tay bộ hổ
-Tác dụng: Nổi bật tâm thế, tư thế tự tin, tự chủ của người nông dân nghĩa sĩ khi họ nhận thức được trách nhiệm của mình khi đất nước bị xâm lăng.
c. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
– Sử dụng vế câu có ý nghĩa đối lập tương phản: đạn to đạn nhỏ >< trống giục
– Tác dụng: Thể hiện sự đối lập, chênh lệch giữa quân trang của quân giặc và nghĩa quân Cần Giuộc: Bên kẻ thù với số lượng hùng hậu cùng vũ khí hiện đại, khả năng sát thương cao còn bên nghĩa quân Cần Giuộc chỉ có những vật dụng của nhà nông thô sơ.
d.Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
– Sử dụng vế câu có ý nghĩa tương phản, đối lập: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc >< một chữ ấm đủ đền công đó.
– Tác dụng: Nổi bật khí phách và tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của các nghĩa sĩ nông dân. Hình ảnh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành tượng đài bất tử với lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc.