Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 SBT Văn 12 - Kết nối tri thức Câu 4 Đọc và thực hành tiếng Việt – Bài 5 (trang...

Câu 4 Đọc và thực hành tiếng Việt – Bài 5 (trang 28) SBT Văn 12: Phần Tri thức Văn trong Văn 12 tập 1 (trang 130) đã liệt kê một số tiếng cười hài kịch như: tiếng cười bông đùa, hài hước

Lời giải Câu 4 Đọc và thực hành tiếng Việt – Bài 5 (trang 28) – SBT Văn 12 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần Tri thức ngữ văn trong SGK Ngữ văn 12, tập một (trang 130) đã liệt kê một số tiếng cười hài kịch như: tiếng cười bông đùa, hài hước; tiếng cười châm biếm mỉa mai; tiếng cười lật tẩy, tố cáo, đả kích;… Theo bạn, tiếng cười được thể hiệ trong đoạn trích thuộc loại nào? Tại sao?

Lời giải:

Tiếng cười trong đoạn trích này chủ yếu là tiếng cười bông đùa, hài hước và tiếng cười châm biếm mỉa mai, với sự kết hợp của những yếu tố vụng về, mâu thuẫn, và ảo tưởng của các nhân vật.

Vì: Các hành động vụng về của ông bà Đại Cát khi cố gắng giấu tài sản trong bóng tối, như việc làm rơi đèn và va vào nhau, tạo ra những tình huống hài hước. Ví dụ, bà Đại Cát bị ông Đại Cát cào vào mặt khi họ mò mẫm trong đêm, và sự lúng túng của họ khi bật đèn là những tình huống gây cười.

Sự bất lực và không thực tế: Việc ông bà Đại Cát đưa ra các phương án giấu của không thực tế như treo ảnh hay chôn tài sản, cùng với những cuộc tranh luận của họ, cũng mang lại tiếng cười bông đùa và hài hước. Ví dụ, việc ông Đại Cát nói: “Được rồi, cho vào ảnh mẹ… Rỡn” phản ánh sự hài hước trong cách xử lý tình huống.