Giải Câu 3 Đọc và thực hành tiếng Việt – Bài 8 (trang 13) – SBT Văn 12 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm và phân tích giá trị của các dữ liệu được sử dụng trong văn bản.
Lời giải:
– Văn bản sử dụng các dữ liệu thứ cấp:
+ Các dữ liệu về lịch sử, cung cấp thông tin về bối cảnh ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy không ghi rõ nguồn của dữ liệu, nhưng đây là những tri thức rất phổ biến trong các tài liệu lịch sử, nên vẫn đáng tin cậy và có sức thuyết phục.
+ Các dữ liệu về sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất, Đời cách mệnh của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoa Bằng, ảnh chụp quyết định cấm hai tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục và Đời cách mệnh, tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách. Đây là những dữ liệu rất quý hiếm, được chú thích rõ về nguồn gốc, mang lại những góc nhìn mới, những phát hiện bất ngờ về vai trò của Đông Kinh Nghĩa Thục trong đời sống văn hoá, chính trị Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Dữ liệu thứ cấp về nhận định của Giám học Nguyễn Quyền với tư cách là một chứng nhân lịch sử đã tái hiện không khí của thời đại, mang lại một góc nhìn khác của người đương thời về phong trào giáo dục này.
– Sự kết hợp của các dữ liệu đã tạo nên cái nhìn đa chiều và cung cấp những thông tin phong phú về Đông Kinh Nghĩa Thục và giáo dục khai phóng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
– Văn bản sử dụng các dữ liệu thứ cấp:
+ Các dữ liệu về lịch sử, cung cấp thông tin về bối cảnh ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy không ghi rõ nguồn của dữ liệu, nhưng đây là những tri thức rất phổ biến trong các tài liệu lịch sử, nên vẫn đáng tin cậy và có sức thuyết phục.
+ Các dữ liệu về sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất, Đời cách mệnh của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoa Bằng, ảnh chụp quyết định cấm hai tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục và Đời cách mệnh, tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách. Đây là những dữ liệu rất quý hiếm, được chú thích rõ về nguồn gốc, mang lại những góc nhìn mới, những phát hiện bất ngờ về vai trò của Đông Kinh Nghĩa Thục trong đời sống văn hoá, chính trị Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Dữ liệu thứ cấp về nhận định của Giám học Nguyễn Quyền với tư cách là một chứng nhân lịch sử đã tái hiện không khí của thời đại, mang lại một góc nhìn khác của người đương thời về phong trào giáo dục này.
– Sự kết hợp của các dữ liệu đã tạo nên cái nhìn đa chiều và cung cấp những thông tin phong phú về Đông Kinh Nghĩa Thục và giáo dục khai phóng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.