Giải chi tiết Câu 2 Đọc và thực hành tiếng Việt – Bài 1 (trang 7) – SBT Văn 12 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Hiện tượng “cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chống xếp” mà tác giả Diêm Liên Khoa khen ngợi đã được biểu hiện cụ thể như thế nào ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh? (Dựa vào nội dung văn bản và phần giới thiệu tác phẩm trong SGK để trả lời.)
Lời giải:
– Thay vì kể theo trật tự thời gian liên tục, tác giả sử dụng kỹ thuật xen kẫu, chuyển đổi liên tục giữa các sự kiện ở quá khứ và hiện tại.
– Các sự kiện, hồi ức của nhân vật được trình bày dưới dạng những mảnh ghép, mỗi mảnh tập trung vào một chi tiết, sự kiện cụ thể.
– Cốt truyện không mang tính hệ thống, liên tục mà mang tính phân mảnh, gián đoạn, yêu cầu độc giả phải liên kết các mảnh ghép để tái hiện lại câu chuyện.
=> Do vậy, khi mới tiếp cận đến tác phẩm của Kiên, người kể chuyện chỉ nghĩ đây là những dòng kí ức lộn xộn, vì anh chỉ cắm cúi viết những kí ức tràn về chứ không hề có dụng ý sắp xếp và người kể không hề biết về những kí ức gãy đứt đó của Kiên nên gặp khó khăn trong việc đọc bản thảo. Nhưng khi người kể chuyện hiểu anh, thì đã giống như Kiên mà tùy tiện tiếp nhận theo lối nhận thực của riêng anh ta thì lại thấy nó khá thú vị.