Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 SBT Văn 12 - Kết nối tri thức Bài tập 1 viết trang 8 SBT văn 12 – kết nối...

Bài tập 1 viết trang 8 SBT văn 12 – kết nối tri thức: Lập dàn ý cho đề tài bài viết mà bạn tự chọn có nội dung so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Phân tích và giải Giải bài tập 1 viết trang 8 sách bài tập văn 12 – kết nối tri thức – Viết – Bài 1. Lập dàn ý cho đề tài bài viết mà bạn tự chọn có nội dung so sánh,…

Đề bài/câu hỏi:

Lập dàn ý cho đề tài bài viết mà bạn tự chọn có nội dung so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

Lời giải:

Mở bài

Giới thiệu hai tác phẩm truyện ngắn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh và “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Hai tác phẩm này đã làm nổi bật những góc khuất của lịch sử và những góc nhìn đa chiều về con người.

Thân bài

– Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của hai tác phẩm

– Tóm tắt lại nội dung của hai tác phẩm này.

Luận điểm 1: Khác đề tài, hai tác phẩm đã tái hiện được những giá trị khác nhau.

+ “Nỗi Buồn Chiến Tranh” tập trung vào việc tìm hiểu tác động của chiến tranh lên cuộc sống hàng ngày và tâm hồn con người

+ “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” đặt vào trọng tâm vào cuộc cứu quốc kệch cỡm của bọn dởm đời, trở thành tiếng cười trào phúng xuyên suốt tác phẩm.

– So sánh cách xây dựng cốt truyện và ngôn ngữ giữa hai tác phẩm:

+ Bảo Ninh đã xây dựng cốt truyện xoay quanh nhân vật Kiên và các sự kiện hiện lên không mấy rõ ràng nhưng người đọc cũng có thể hiểu rõ bởi cách xây dựng nhân vật ở đây là một nhân vật trở lại từ chiến trường. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ sâu sắc và tinh tế để tái hiện môi trường chiến tranh và tâm trạng của nhân vật

+ Vũ Trọng phụng, ông xây dựng một cốt truyện bất ngờ, kịch tính trong cuộc đấu quần vợt căng thẳng của hai nước. Nhà văn đã dùng những từ ngữ mỉa mai nhất để kể và tả lại các sự kiện.

Luận điểm 2: Dù là hai tác phẩm khác nhau về nội dung và phong cách, “Nỗi Buồn Chiến Tranh” và “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” đều là những tác phẩm văn học đặc sắc của văn học Việt Nam.

Kết bài

Khái quát lại nội dung chính của hai tác phẩm và nêu cảm nghĩ của bản thân.