Đáp án Câu 3 Bài tập Viết trang 7 sách bài tập văn 12 – chân trời sáng tạo (trang 7) – SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Dựa vào quan sát và kinh nghiệm của bản thân để chọn để tài.
Câu hỏi/Đề bài:
Thực hiện đề bài: Chọn một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ mà học sinh lớp 12 quan tâm và viết một bài văn nghị luận về vấn đề đó
Hướng dẫn:
Dựa vào quan sát và kinh nghiệm của bản thân để chọn để tài. Kết hợp với các kiến thức về bài văn nghị luận để đáp ứng yêu cầu đề bài.
Lời giải:
Học sinh có thể tham khảo các chủ đề như: khoảng cách thế hệ, Áp lực điểm số, Bất bình đẳng giới, chọn ngành học, chọn nghề nghiệp cho tương lai,….
Dàn ý tham khảo
Áp lực về điểm số
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề và nêu quan điểm cá nhân:
Có một câu nói mà có lẽ không ít các bạn đã từng được nghe. Đó là câu nói: “Con phải học thật giỏi, điểm số phải thật cao thì mai sau con mới trở thành ông A, bà B… Mai sau con mới có thể kiếm được nhiều tiền…” Quả thật, việc thúc đẩy, đưa ra các mục tiêu cho con cái, cho học sinh là một điều tốt để họ có động lực bước tới tương lai, để họ biết được rằng mục tiêu trước mắt của họ nên làm gì. Nhưng, nó cũng không hẳn là quá tốt khi cái mục tiêu “điểm số” đó cứ lặp đi lặp lại. Việc luôn luôn nhồi nhét, nhắc nhở con cái của mình phải đạt được điểm cao vô hình chung đã đẩy con cái của bạn đến một con đường không mấy tốt đẹp. Chính vì vậy, tôi không phủ nhận điều đó là tốt, nhưng tôi cũng không thể không nói đến vấn đề: điểm số hoàn toàn có thể trói con bạn và đè nặng lên tư tưởng, suy nghĩ của chúng.
2. Thân bài:
– Điểm số là gì?
– Hệ quả mà điểm số mang lại là gì?
+ Tốt: là động lực để phấn đấu, là niềm tự hào…
+ Xấu: là một gánh nặng, là nguyên nhân khiến học sinh mắc phải bệnh về tâm lý, là nguyên nhân dẫn đến các hành động thiếu trung thực của một đứa trẻ…
– Tại sao lại có những hệ quả đó?
– Hệ quả đó tác động như thế nào đến đời sống của học sinh
+ Ở nhà/ ở gia đình
+ Trên lớp:
– Nêu quan niệm về góc nhìn của bản thân
– Đánh giá và đưa ra những lời nhắc nhở, bài học đối với bản thân và chính các bạn đang cùng lứa tuổi
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề
– Nêu quan điểm cá nhân