Đáp án B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 3 Giải Bài tập Đọc trang 3 – sách bài tập Ngữ văn 12 (trang 3) – SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm những hình ảnh, chi tiết vốn dĩ rất xa nhau nhưng được kết hợp để tạo ra những liên tưởng mới lạ trong bài thơ này. Sự kết hợp đó gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Những hình ảnh, chi tiết vốn dĩ rất xa nhau nhưng được kết hợp để tạo ra những liên tưởng mới lạ trong bài thơ này:
– Tiếng đàn bần bật khóc- dập tắt: Dập tắt hay dùng để chỉ dập tắt những ngọn lửa, những đám cháy. Ở đây tác giả dùng cụm từ này để “dập tắt” cái “bật bật khóc”, dập tắt những giọt nước mắt.
– Buổi sáng- vỡ- bình yên: buổi sáng trong trẻo, bình yên nhưng bị tiếng đàn làm vỡ.
– Tiếng đàn- Nước chảy theo mương:
+ Thường thì nước chảy sẽ được gắn với sông, suối, biển… vì có cường độ nước chảy nhanh hơn và đổ ra các nơi chứa lớn. Ở đây dịch giả để là hình ảnh “nước” – “mương” tạo ra một sự liên tưởng mới về cường độ và tốc độ chảy của dòng nước.
+ Hình ảnh nước chảy theo mương là hình ảnh chủ yếu là gợi hình, thanh âm gần như là khó nắm bắt. Ở đây tác giả dùng họa để tả nhạc, hay nói cách khác là dùng tranh để vẽ thanh.
– Tiếng đàn- gió trườn trên tuyết: đây cũng là một cách dùng mới lạ của tác giả khi lấy cảm giác để gợi âm thanh. Bởi nhắc đến tuyết không phải chỉ nhắc đến sự trắng trong của những bông tuyết mà còn là nhắc tới sự lạnh giá. Hình ảnh gió trườn trên tuyết càng làm tăng thêm cái lạnh giá đấy: gió mang cái lạnh tràn lan khắp mọi nơi.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một loạt các liên tưởng mới lạ khác như: tiếng đàn- mũi tên vô đích, hoàng hôn thiếu vắng ban mai, hạt cát miền Nam bỏng rát; bàn tay-bộ dao năm lưỡi.