Giải Câu hỏi 2 trang 109 SGK Sinh 12 Kết nối tri thức – Bài 21. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Gợi ý: Mọi đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.
Câu hỏi/Đề bài:
Tại sao chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra một loại sinh vật thích nghi với mọi điều kiện môi trường?
Hướng dẫn:
Mọi đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.
Lời giải:
Có một số nguyên nhân chính khiến chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra sinh vật thích nghi một cách hoàn hảo với nhiều điều kiện sống khác nhau. Đó là:
– Điều kiện môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc tự nhiên) chỉ lựa chọn các biến dị di truyền có sẵn trong quần thể. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên chỉ có thể lựa chọn biến dị tốt nhất trong số những biến dị sẵn có. Biến dị được lựa chọn do vậy không hẳn là đã tối ưu. Ví dụ: loài dơi có cấu trúc xương chi trước giống như các loài thú khác nên chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại cá thể nào có lớp màng da kết nối các bộ phận của chi trước để nâng đỡ cơ thế khi bay mà không thể tạo ra cấu trúc cánh như ở chim.
Các đặc điểm thích nghi mang tính dung hòa vì một đặc điểm đem lại lợi ích này lại gây bất lợi khác. Ví dụ: Con chim công đực có màu sắc sặc sỡ thu hút được nhiều chim cái để giao phối làm tăng khả năng sinh sản, tuy nhiên, màu sắc sặc sỡ cũng làm cho nó dễ bị nhiều loài săn mồi phát hiện. Một đặc điểm thích nghi chỉ có lợi trong môi trường này nhưng lại vô dụng hoặc có hại trong môi trường khác.