Trang chủ Lớp 12 Sinh học lớp 12 Chuyên đề học tập Sinh 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 4 Ôn tập chuyên đề 3 Chuyên đề học tập...

Câu hỏi 4 Ôn tập chuyên đề 3 Chuyên đề học tập Sinh 12: Từ năm 2002, công tác bảo tồn thiên nhiên đang được thực hiện theo ba mô hình: (1) Mô hình “pháo đài bảo tồn”

Trả lời Câu hỏi 4 Ôn tập chuyên đề 3 – Chuyên đề học tập Sinh 12 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Từ năm 2002, công tác bảo tồn thiên nhiên đang được thực hiện theo ba mô hình:

(1) Mô hình “pháo đài bảo tồn”: có nghĩa là loại trừ tuyệt đối các hoạt động của con người trong khu vực bảo tồn. Trong mô hình này, cần di dời người dân ra khỏi khu vực bảo tồn và thí hành các chương trình/dự án tái định cư. Ví dụ: Công viên Quốc gia Yellowstone (Hoa Kỳ), Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Đặc trưng của mô hình bảo tồn này là gắn liền các hoạt động quản lí liên quan chặt chẽ với vai trò của nhà nước, có sự phụ thuộc vào kiến thức của các chuyên gia, nhà khoa học.

(2) Mô hình đồng quản lý: công tắc bảo tồn có sự tham gia của người dân địa phương, các nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tồn. Trong mô hình này, cần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và phúc lợi cho con người. Ví dụ: Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh),… Mô hình bảo tồn này vừa thu hút cộng đồng địa phương tham gia, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng; vừa giảm được sự lệ thuộc vào các chuyên gia, nhà khoa học; tăng sự gắn kết giữa tri thức bản địa với các thể chế văn hoá và kinh tế, xã hội tại địa phương.

(3) Mô hình tân tự do: mô hình bảo tồn mang tính chất xã hội hoá, trong đó đề cao sự tham gia của các cá nhân và tổ chức xã hội. Trong mô hình này, hoạt động du lịch và tài trợ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc công ty, doanh nghiệp là nguồn lực chính trong các kế hoạch quản lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ:Vinpearl Safari Phú Quốc (Kiên Giang), Vườn thú Đại Nam (Bình Dương)..Mô hình này đảm bảo được nguồn lực tài chính và khoa học – công nghệ cho công tác bảo tồn

a) Mô hình nào được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn? Giải thích.

b) Tại sao các nhà nghiên cứu sinh thái học cho rằng việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên là hướng tiếp cận có tính thực tiễn và ứng dụng cao?

c) Theo em, mô hình bảo tồn nào có vai trò quan trọng trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu? Giải thích.