Trang chủ Lớp 12 Lịch sử lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Mở đầu Bài 7 Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến chống thực...

Mở đầu Bài 7 Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trong bối cảnh lịch sử nào, diễn biến ra sao? Vì sao cuộc kháng chiến giành thắng lợi?

Giải Mở đầu Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) – SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trong bối cảnh lịch sử nào, diễn biến ra sao? Vì sao cuộc kháng chiến giành thắng lợi? Cuộc kháng chiến có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Hướng dẫn:

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

– Bối cảnh lịch sử:

+ Trên thế giới: Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam.

+ Trong bối cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc, Chính phủ Pháp quyết định thành lập một đạo quân viễn chỉnh, đồng thời cử Đác giăng-li-ơ làm Cao ủy ở Đông Dương nhằm thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.

– Diễn biến:

a) Kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (1945)

+ Ngày 2-9-1945, trong khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, quân Pháp đã bất ngờ xả súng vào đồng bào ta. Đêm 22, rạng sáng 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

+ Trước tình hình đó, ngày 23 – 9 1945, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16.

+ Đảng và Chính phủ đã huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ. Các đơn vị Nam tiến được thành lập và khẩn trương lên đường vào Nam chiến đấu.

+ Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường ki chống thực dân Pháp.

b) Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

+ Sau khi thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946). Mặc dù Chính phủ Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí hoà bình, nhưng thực dân Pháp luôn tìm cách phá hoại những điều đã kí kết, đẩy mạnh xâm lược cả nước ta. Trước tình hình đó, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

+ Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, quân dân Việt Nam đã từng bước giành được những thắng lợi quân sự tiêu biểu.

c) Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)

+ Trong những năm 1951 – 1953, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp có những bước phát triển mới trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự. Tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam và khẳng định, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến.

+ Ngày 3-3-1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) ra đời trên cơ sở hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Năm 1952, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động, đã trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Các ngành kinh tế cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cuộc kháng chiến và đời sống nhân dân. Sự nghiệp + Tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng phát triển.

+ Quân đội Việt Nam liên tiếp mở những chiến dịch tiến công, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường như: ba chiến dịch là Trần Hưng Đạo (Trung du), Hoàng Hoa Thám (Đường số 18), Quang Trung (Hà Nam Ninh) (từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951); sau đó là chiến dịch Hoà Bình (đông – xuân 1951 1952), chiến dịch Tây Bắc (thu – đông năm 1952), chiến dịch Thượng Lào (xuân – hè năm 1953).

d) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp thắng lợi (1953 – 1954)

+ Được sự thoả thuận của Mỹ, tháng 7-1953, thực dân Pháp để ra Kế hoạch Na-va với hi vọng trong vòng 18 tháng giành một thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.

+ Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va, đồng thời chuẩn bị về vật chất và tỉnh thần để mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ trải qua 56 ngày đêm (từ 13-3-1954 đến 7-5-1954) với ba đợt.

+ Thắng lợi ở Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở cho việc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21-7-1954). Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Cuộc kháng chiến giành thắng lợi vì:

+ Làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va, đồng thời chuẩn bị về vật chất và tỉnh thần để mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Tạo cơ sở cho việc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21-7-1954). Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.

+ Với thắng lợi này, nhân dân Việt Nam đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới: miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây đựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với nhân dân Lào và Cam-pu-chia, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn bán đảo Đông Dương, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

+ Thắng lợi này đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, góp phần tăng cường sức mạnh của các lực lượng cách mạng trên thế giới.