Giải chi tiết (?) Câu hỏi mục 1 d Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay – SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức. Tham khảo: Kết hợp các kiến thức đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy nêu thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực hội nhập quốc tế.
Hướng dẫn:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải:
– Hội nhập về chính trị: Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống. Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.
– Hội nhập kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
– Hội nhập về an ninh – quốc phòng: Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
+ Về văn hoá, Việt Nam triển khai hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
+ Về giáo dục, khoa học – công nghệ. Việt Nam đấy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường…. Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
+ Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu. Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương. Các nội dung hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí mỗi trường như: đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lí ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.