Đáp án (?) Câu hỏi mục 1 a Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay – SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Kết hợp các kiến thức đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế.
Hướng dẫn:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải:
– Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
– Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
– Tốc độ tăng trưởng:
+ Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá cao và tương đối bền vững.
+ Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6%/năm (năm 2020, 2021 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, mức tăng GDP lần lượt chỉ đạt 2,91% và 2,59%, nhưng vẫn là mức tăng trưởng dương và Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới). Năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 8,02% so với năm trước. Quy mô nến kịnh tế được mở rộng đáng kể.
– Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần:
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP (phân theo khu vực kinh tế).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 1986 lần lượt là 28,88% và 33,06%; đến năm 2022 đã tăng lên 38,26% và 41,33%. Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 38,06% năm 1986 giảm xuống còn 11,88% năm 2022.
+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá, Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào phát triển đất nước.
– Cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
– Hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh tế đối ngoại phát triển đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.