Lời giải (?) Câu hỏi mục 3 Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay – SGK Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Đọc kĩ phần 3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Câu hỏi/Đề bài:
Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay?
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ phần 3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng ( từ năm 2006 đến nay )( SGK trang 66)
– Chỉ ra nội dung của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
Lời giải:
– Đường lối đổi mới tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Trải qua các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), lần thứ XI (2011), lần thứ XII (2016) và lần thứ XIII (2021), đường lối đổi mới tiếp tục được phát triển, với các nội dung chủ yếu:
– Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Về chính trị, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm Nhà nước Việt Nam thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
– Về văn hóa – xã hội, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” một cách thiết thực và hiệu quả. Chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoa. Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
– Về quốc phòng – an ninh, tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.
– Về đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đẩy mạnh ngoại giao đa phương, chủ động tham gia, phát huy vai trò của mình thúc đầy định hình, cải tổ các thể chế quốc tế đa phương, gắn sự phát triển của Việt Nam với thế giới.