Đáp án (?) Câu hỏi mục 1 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay – SGK Lịch sử 12 Cánh diều. Gợi ý: Đọc kỹ phần 1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985(SGK trang 79).
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985?
Hướng dẫn:
– Đọc kỹ phần 1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985(SGK trang 79)
– Chỉ ra hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
Lời giải:
– Trong giai đoạn 1975 – 1985. Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hòa bình, hữu nghị với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, đồng thời đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.
– Đẩy mạnh hợp tác, toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định tương trợ. Trên cơ sở đó, Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn…. Năm 1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
– Phát triển quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN: Năm 1977, Việt Nam và Lào kí Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác. Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.
– Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết: Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết.
– Phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế: Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc. Đến năm 1979, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế.
– Bước đầu đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam đã gửi thông điệp cho chính quyền Mỹ về việc duy trì quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không thù địch. Nhiều cuộc hội đàm Việt – Mỹ đã diễn ra tại Pa-ri và Hà Nội.