Trang chủ Lớp 12 Lịch sử lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Cánh diều (?) Câu hỏi mục 1 Bài 10 Lịch sử 12: Trình bày...

(?) Câu hỏi mục 1 Bài 10 Lịch sử 12: Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995?

Đáp án (?) Câu hỏi mục 1 Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay – SGK Lịch sử 12 Cánh diều. Hướng dẫn: Đọc kỹ phần 1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới(1986-1995) (SGK trang 60).

Câu hỏi/Đề bài:

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995?

Hướng dẫn:

– Đọc kỹ phần 1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới(1986-1995) (SGK trang 60)

– Chỉ ra những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995.

Lời giải:

– Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trước những thay đổi của tình hình thế giới và thực trạng kinh tế – xã hội trong nước đang lâm vào khủng hoảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu phải đối mới đất nước.

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chính thức mở đầu công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới.

– Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 – 1995 lả:

– Đối mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng dẫn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

– Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

– Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; đối mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

– Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.

– Đổi mới chính sách văn hóa – xã hội, phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

– Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình,…