Giải chi tiết Câu hỏi Luyện tập trang 88 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo – Bài 16. Hợp kim và sự ăn mòn kim loại. Gợi ý: Ăn mòn điện hoá là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hoá.
Câu hỏi/Đề bài:
Một sợi dây đồng được nối với một dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại khi để lâu ngoài không khí ẩm? Giải thích.
Hướng dẫn:
– Ăn mòn điện hoá là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hoá.
– Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá: Hai kim loại khác nhau (hoặc kim loại và phi kim) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Lời giải:
– Sau một thời gian để trong không khí ẩm sợi đây bị đứt ở chỗ nối bên nhôm.
– Giải thích: ở vị trí nối hai kim loại, nhôm bị ăn mòn điện hóa. Khi nhôm và đồng tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với không khí ẩm, hiện tượng ăn mòn điện hóa xuất hiện.
+ Nhôm đóng vai trò là anode (-): \({\rm{Al}} \to {\rm{A}}{{\rm{l}}^{3 + }}{\rm{ + 3e}}\)
+ Đồng đóng vai trò là cathode (+): \({{\rm{O}}_2} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} + 4{\rm{e}} \to 4{\rm{O}}{{\rm{H}}^ – }\)
Kết quả của hiện tượng này là nhôm bị ăn mòn ở vị trí tiếp xúc với đồng, làm sợi dây bị đứt.