Lời giải Câu Bài tập 3 trang 90 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo – Bài 16. Hợp kim và sự ăn mòn kim loại. Hướng dẫn: Ăn mòn điện hoá là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hoá.
Câu hỏi/Đề bài:
Một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát chạm tới lớp sắt bên trong. Nêu hiện tượng xảy ra khi để vật này lâu trong không khí ẩm. Giải thích.
Hướng dẫn:
– Ăn mòn điện hoá là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hoá.
– Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá: Hai kim loại khác nhau (hoặc kim loại và phi kim) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Lời giải:
– Khi để lâu vật này trong không khí ẩm thì xuất hiện gỉ sắt vì sắt bị ăn mòn điện hóa.
– Giải thích: hai kim loại Sn – Fe cùng không khí ẩm có hoà tan khí CO2, O2,… tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt lớp sắt tây bị xây xát chạm tới sắt. Pin điện hóa xuất hiện với cực dương là Sn và cực âm là Fe.
+ Ở cực âm xảy ra sự oxi hoá : \({\rm{Fe}} \to {\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}{\rm{ + 2e}}\)
+ Ở cực dương xảy ra sự khử : \({{\rm{O}}_2} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} + 4{\rm{e}} \to 4{\rm{O}}{{\rm{H}}^ – }\)
Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí oxygen và tiếp tục bị oxi hóa tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.