Trang chủ Lớp 12 Hóa học lớp 12 SGK Hóa 12 - Cánh diều Bài tập 3 trang 104 Hóa 12 Cánh diều: Để tái chế...

Bài tập 3 trang 104 Hóa 12 Cánh diều: Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm

Giải Câu hỏi Bài tập 3 trang 104 SGK Hóa 12 Cánh diều – Bài 15. Tách kim loại và tái chế kim loại. Tham khảo: Dựa vào các yếu tố tăng tốc độ phản ứng.

Câu hỏi/Đề bài:

Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu này còn lẫn các tạp chất là các hợp chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác in hoặc sơn trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lỏng. Phần lớn các tạp chất biến thành xỉ lỏng, nổi lên trên, được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy.

a) Nêu lợi ích của việc cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm trước khi nung chảy.

b) Theo em, có nên dùng nhôm tái chế theo mô tả trên để chế tạo dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, thau,…), dụng cụ y tế không? Vì sao?

Hướng dẫn:

Dựa vào các yếu tố tăng tốc độ phản ứng.

Lời giải:

a) Việc cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm để tăng tốc độ phản ứng nung chảy phế liệu

b) Không nên dùng nhôm tái chế theo mô tả trên để chế tạo dụng cụ nhà bếp, vì nguyên nhân là do các sản phẩm từ nhôm tái chế có độ tinh khiết thấp, dễ lẫn các tạp chất kim loại nặng khác như chì, asen, cadimi… Khi đun nấu, đựng các đồ ăn mặn, chua, dễ bị ăn mòn điện hóa hoặc ăn mòn hóa học tạo ra những vết lỗ chỗ, lỗ hổng lớn làm cho ion nhôm bị trôi ra lẫn vào đồ ăn thức uống sẽ rất nguy hiểm.