Giải chi tiết Câu hỏi trang 7 Bài 1. Đại cương về cơ chế phản ứng – Chuyên đề học tập Hóa 12 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào tác nhân phản ứng.
Câu hỏi/Đề bài:
Xét hai phản ứng dưới đây:
Phản ứng 1: (CH3)2C=CHCH3 + HBr \( \to \) (CH3)2CBr-CH2CH3
Cơ chế:
Phản ứng 2: (CH3)3CBr + C2H5OH \( \to \) (CH3)3COC2H5 + HBr
Cơ chế:
a) Trong giai đoạn đầu tiên của phản ứng 1, HBr đóng vai trò tác nhân electrophile hay nucleophile?
b) Trong giai đoạn thứ hai của phản ứng 2, C2H5OH đóng vai trò tác nhân electrophile hay nucleophile?
Hướng dẫn:
Dựa vào tác nhân phản ứng.
Lời giải:
– Tác nhân electrophile là tác nhân có ái lực với electron, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích dương như (H+, +NO2, …) hoặc có trung tâm mang một phần điện tích dương
– Tác nhân nucleophile là tác nhân có ái lực với hạt nhân, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích âm (như Br−, OH−, CH3O−, …) hoặc có cặp electron hoá trị tự do (như NH3, H2O, …)
Vậy
a) Giai đoạn đầu của phản ứng 1: HBr đóng vai trò tác nhân là electrophile
b) Giai đoạn hai của phản ứng 2: C2H5OH đóng vai trò tác nhân là nucleophile