Dựa vào nội dung phần 2. Một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương. Lời giải bài tập, câu hỏi Hoạt động luyện tập 2 trang 46 SGK GDQP 12 – Luyện tập 2. Theo em, sự gắn bó máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương thể hiện như…
Đề bài/câu hỏi:
Theo em, sự gắn bó máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương thể hiện như thế nào trong chiến đấu?
Hướng dẫn:
Lời giải:
Sự gắn bó đó là mối quan hệ mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân. Nhân dân là hậu phương vững chắc, nguồn sức mạnh to lớn, giúp cho lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù
Ngược lại, lực lượng vũ trang địa phương luôn sẵn sàng xả thân chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân và bảo vệ chính những người thân yêu của mình ở địa phương
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đều là con em của nhân dân ở địa phương, được tổ chức ra để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở địa phương nên được dân yêu, dân mến, dân nuôi dưỡng, che chở. Trong chiến tranh, nhân dân chắt chiu, gom góp cho đầy “hũ gạo kháng chiến”, gửi áo ấm, chăn màn cho chiến sĩ, đào hầm nuôi giấu bộ đội,…
Nhân dân địa phương cùng nhau thi đua thực hiện phong trào: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả vì tiền tuyến”, “Ba đảm đang”, “Ba sẵn sàng”, “Tay cày, tay súng”,… để hỗ trợ, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến
Ở mọi giai đoạn lịch sử, lực lượng vũ trang địa phương luôn kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết với nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân