Trang chủ Lớp 12 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi Khám phá 2 trang 8 GD Kinh tế và Pháp...

Câu hỏi Khám phá 2 trang 8 GD Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo: Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Giải chi tiết Câu hỏi Khám phá 2 trang 8 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo – Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Gợi ý: Em hãy quan sát và so sánh thông tin giữa các biểu đồ.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:

– Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

– Cho biết em hiểu như thế nào về các chỉ tiêu của phát triển kinh tế; các chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.

Hướng dẫn:

Em hãy quan sát và so sánh thông tin giữa các biểu đồ. Dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, ta có thể thấy:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 nhìn chung là tăng tuy nhiên từ 2019-2021 có sự sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19

Các chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội (chỉ số phát triển con người HDI, tỉ lệ nghèo đa chiều, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Gini) đều được cải thiện trong giai đoạn 2018-2021

Cơ cấu GDP của Việt Nam phân theo ngành kinh tế năm 2022 so với năm 2017: có sự tăng lên ở các nhóm ngành: công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm ở các ngành nông nghiệp

Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2019 – 2022 cũng có sự tăng lên ở các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng, dịch và và giảm ở nhóm ngành dịch vụ.

Nhận xét: Việt Nam có sự tăng trưởng phát triển ở các chỉ tiêu kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân cũng được cải thiện. Nước ta đang dịch chuyển sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm bớt phụ thuộc vào nông nghiệp.

Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế:

Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); Tổng thu nhập quốc dân (GNI); Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người)..

Phản ánh: sự phát triển tích cực và sự tiến bộ của một nền kinh tế đồng thời thể hiện hiệu suất kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng “giá tri tuyệt đối của các ngành đều tăng.

Phản ánh: trình độ phát triển của xã hội, trình độ công nghệ khoa học thông tin…

Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:

Chỉ số phát triển con người (HDI): phản ánh sự phát triển của con người trên 3 phương diện là sức khoẻ, giáo dục và thu nhập. Phản ánh sự phát triển toàn diện của con người trong một quốc gia, không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế mà còn bao gồm giáo dục, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Chỉ số đói nghèo: thể hiện qua tỉ lệ nghèo đa chiều. Phản ánh những thiếu hụt mà người nghèo phải đối mặt cùng một lúc liên quan đến tiêu chí thu nhập, tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản

Chỉ số bất bình đẳng: thể hiện qua hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini). Phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư