Lời giải Câu hỏi Khám phá 2 trang 18 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo – Bài 2. Hội nhập quốc tế. Tham khảo: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế và nêu ví dụ minh hoạ
Hướng dẫn:
Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Các hình thức hội nhập kinh tế:
Hội nhập song phương là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau nhằm thiết lập quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên.
Ví dụ: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hoa Kỳ (EVFTA) được ký năm 2015 có hiệu lực năm 2016. EVFTA đã giúp Việt Nam tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thu hút FDI từ Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm cho người lao động Việt Nam.
Hội nhập khu vực là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tương đồng về những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội hoặc có chung mục tiêu phát triển cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Ví dụ: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN). ASEAN gồm 10 thành viên thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan.
Hội nhập toàn cầu là quá trình liên kết, gắn kết các quốc gia trên thế giới,cùng nhau tạo ra các thỏa thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
Ví dụ: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Tính đến nay WTO có 164 thành viên. WTO là một tổ chức quan trọng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế toàn cầu.