Trang chủ Lớp 12 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Cánh diều Câu hỏi mục 1 trang 8 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 1 trang 8 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều: Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? b) Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin

Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 1 trang 8 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều – Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tham khảo: Quan sát hình, đọc và trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

b) Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2?

c) Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào?

Hướng dẫn:

Quan sát hình, đọc và trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

a) Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

b) Nhận xét:

– Về tổng sản phẩm trong nước:

+ Từ năm 2011 – 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng tăng (từ 6,24% – năm 2011, tăng lên, đạt mức 8,02% – năm 2022), trong đó:

▪ Năm 2022, GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,02%.

▪ Năm 2021, GDP đạt mức thấp nhất là 2,58%

+ Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự biến động, không đều qua các năm. Ví dụ:

▪ Từ năm 2019 – 2021, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 7,02% xuống còn 2,58%.

▪ Từ 2021 – 2022, GDP tăng nhanh, từ 2,58% lên mức 8,02%

– Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người: từ năm 1990 – 2021, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Năm 2021, GNI của Việt Nam đạt 3590 USD/người/ năm (gấp khoảng 27,6 lần so với năm 1990)

c) Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

– Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

– Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP người).

– Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

– Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).