Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I trang 38 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức – Bài 7. Lao động và việc làm. Tham khảo: Trình bày được các đặc điểm nổi bật của nguồn lao động nước ta thông qua số lượng.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.
Hướng dẫn:
Trình bày được các đặc điểm nổi bật của nguồn lao động nước ta thông qua số lượng, chất lượng và phân bố lao động
Lời giải:
Đặc điểm nguồn lao động nước ta:
– Số lượng: Nước ta có nguồn lao động dồi dào
+ Năm 2021, lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) của nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân.
+ Mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu người.
– Chất lượng lao động:
+ Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp,…
+ Tỉ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên ở nước ta đạt 26,2% (Năm 2021). Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo cao nhất cả nước (37% năm 2021).
=> Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực; trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.
+ Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.
– Phân bố lao động:
+ Năm 2021, lao động ở nông thôn nước ta là hơn 32 triệu người, lao động ở thành thị là hơn 18 triệu người.
+ Đồng bằng sông Hồng là khu vực có số lượng lao động lớn nhất cả nước (chiếm 22,5% tổng số lao động cả nước năm 2021), tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (20,7%), Đông Nam Bộ (19,6%)