Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi Luyện tập trang 79 Địa lí 12 Kết nối tri...

Câu hỏi Luyện tập trang 79 Địa lí 12 Kết nối tri thức: Lập bảng so sánh một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta (khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp)

Lời giải Câu hỏi Luyện tập trang 79 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức – Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tham khảo: Lập bảng so sánh.

Câu hỏi/Đề bài:

Lập bảng so sánh một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta (khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp).

Hướng dẫn:

Lập bảng so sánh

Lời giải:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Đặc điểm

Phân bố

Khu công nghiệp

– Được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nên kinh tế của nước ta.

– Đến năm 2021, cả nước đã có 397 khu công nghiệp, trong đó 291 khu đang hoạt dộng; các khu công nghiệp đã thu hút được 8 257 dự án đi vào hoạt động.

– Định hướng phát triển: theo hướng giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.

– Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tuỳ thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng.

– Ở nước ta, các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Khu công nghệ cao

– Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

– Có vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước; thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao; tạo nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động….

Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội)

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghệ sinh học Đồng Nai

Trung tâm công nghiệp

– Là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa.

– Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, thường có một hay một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.

– Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.

– Các trung tâm công nghiệp nước ta được phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

– Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh.