Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục I.3 trang 18 Địa lí 12 – Chân trời...

Câu hỏi mục I.3 trang 18 Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam theo độ cao

Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I.3 trang 18 SGK Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Hướng dẫn: Quan sát hình 3.1 và đọc thông tin mục I.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam theo độ cao.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 3.1 và đọc thông tin mục I.3 (Phân hóa theo độ cao)

Lời giải:

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Độ cao trung bình

Miền Bắc

Dưới 600 – 700 m

Từ 600 – 700 m đến 2600 m

Trên 2600 m

Miền Nam

Dưới 900 – 1000 m

Từ 900 – 1000 m đến 2600 m

Khí hậu

Mùa hạ nóng (nhiệt độ TB tháng trên 25°C), độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ TB tháng mùa hạ dưới 25°C), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

Có tính chất ôn đới (quanh năm nhiệt độ dưới 15°C), mùa đông có nhiệt độ dưới 5°C.

Đất

Đất phù sa chiếm 24% diện tích, đất feralit phân bố ở vùng đồi núi thấp chiếm trên 60% diện tích.

Dưới 1700 m là đất feralit có mùn; trên 1700 m tiêu biểu là đất mùn.

Đất mùn thô.

Sinh vật

Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thường xanh, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng ngập mặn, rừng tràm, xavan, cây buụ gai,…

Dưới 1700 m là rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; động vật tiêu biểu là các loài thú có lông. Trên 1700 m rừng phát triển kém; có các loài chim di cư.

Thực vật ôn đới chiếm ưu thế. 2 loài đặc biệt chỉ xuất hiện trên 2600 m là thiết sam, lãnh sam. Ở độ cao từ 2800 m trở lên, họ tre trúc lùn chiếm ưu thế.