Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục I.2 trang 14 Địa lí 12 – Chân trời...

Câu hỏi mục I.2 trang 14 Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên

Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I.2 trang 14 SGK Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo – Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Hướng dẫn: Đọc thông tin mục I. 2 (Các thành phần tự nhiên khác).

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên:

– Địa hình và đất.

– Sông ngòi và sinh vật.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục I.2 (Các thành phần tự nhiên khác)

Lời giải:

* Địa hình

– Phong hóa: khu vực đồi núi có quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhất là trên các sườn dốc không còn lớp phủ thực vật. Vùng núi đá vôi có dạng địa hình các-xtơ như hang động, thung khô,…; các vùng đá macma, biến chất, quá trình phong hóa diễn ra yếu và chậm hơn.

– Xâm thực và bồi tụ: khu vực đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Một số nơi xảy ra hiện tượng thiên nhiên bất thường như đất trượt, đá lở; khi gặp mưa lớn thường xảy ra lũ bùn, lũ quét. Khu vực đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông.

* Đất

– Trong môi trường nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa đá mẹ diễn ra mạnh, tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh, tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều tập trung theo mùa làm rửa trôi các chất bazo dễ tan, tích tụ oxit sắt và oxit nhôm làm đất chua, tạo ra màu đỏ vàng đặc trưng của đất.

– Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên các loại đá mẹ khác nhau, đất feralit là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.

* Sông ngòi

– Mưa lớn kết hợp địa hình bị cắt xẻ nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Sông ngòi có lượng nước lớn, tổng lượng nước trên 830 tỉ m3/năm; khả năng xâm thực mạnh, mang theo lượng phù sa lớn.

– Chế độ dòng chảy theo 2 mùa rõ rệt: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Mùa lũ trung bình từ 4-5 tháng, lượng nước chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm. Mùa cạn kéo dài hơn, từ 7-8 tháng, chỉ chiếm 20 – 30% lượng nước cả năm.

* Sinh vật

– Tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với phần lớn loài động và thực vật tự nhiên có nguồn gốc nhiệt đới. Tính nhiệt đới ẩm gió mùa còn thể hiện ở sự đa dạng loài; khả năng sinh trưởng và năng suất sinh học cao của các quần xã động, thực vật.

– Sự phân hóa theo mùa của khí hậu tạo nên tính chất phân mùa của thảm thực vật, hình thành kiểu rừng tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta, là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.