Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi thực hành trang 166 Địa lí 12, Cánh diều: Thu...

Câu hỏi thực hành trang 166 Địa lí 12, Cánh diều: Thu thập tài liệu, viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Giải chi tiết Câu hỏi thực hành trang 166 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Gợi ý: Phân tích thông tin từ các nguồn trong SGK Địa lí 12, trang 166 và liên hệ thực tiễn.

Câu hỏi/Đề bài:

Thu thập tài liệu, viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Hướng dẫn:

Phân tích thông tin từ các nguồn trong SGK Địa lí 12, trang 166 và liên hệ thực tiễn.

Lời giải:

*Gợi ý các nội dung:

1. Khái quát về vùng biển Việt Nam

2. Vai trò của vùng biển

3. Những thuận lợi và khó khăn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

4. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

* VD:

Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận chính là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

Biển Đông có vị trí kinh tế – chính trị quan trọng, có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh: là nơi cư trú và diễn ra hoạt động sản xuất; kinh tế biển đóng góp đáng kể vào GDP đất nước; hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Trước tình hình Biển Đông thời gian qua có những diễn biến rất phức tạp, nước ta có đủ các bằng chứng, cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyển biển đảo của dân tộc. Cơ sở pháp lý quan trọng là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, hệ thống luật và pháp luật của Việt Nam, bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), thỏa thuận, hiệp định về phân định, hợp tác trên biển với các nước láng giềng.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là việc làm quan trọng và cần thiết, cần được tiến hành thường xuyên và lâu dài:

1. Quyết tâm giữ gìn, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

2. Hoàng Sa -Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam.

3. Tất cả vì biển, đảo quê hương, vì biên cương tổ quốc.

4. Chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.