Giải Câu hỏi mục IV.1 trang 56 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 56.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thuỷ sản ở nước ta.
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 56.
Lời giải:
* Thế mạnh:
– Vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi hải sản khá phong phú với hơn 2.000 loài cá (khoảng 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân, 600 loài rong biển.
– Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
– Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông. Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ → phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng → nuôi thả tôm, cả nước ngọt.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa → việc đánh bắt và nuôi trồng diễn ra quanh năm.
– Người lao động có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
– Phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại → đánh bắt xa bờ.
– Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá và hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng.
– Các chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản (Luật Thuỷ sản, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường…) ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.
– Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do đã giúp cho thị trường của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng.
– Bên cạnh thị trường trong nước và các thị trường truyền thống, các sản phẩm thuỷ sản của
Việt Nam đã thâm nhập vào những thị trường đòi hỏi chất lượng cao: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…
* Hạn chế:
– Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,…).
– Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ).
– Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động.