Trả lời Câu hỏi mục III trang 61 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 60 – 61.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy phân tích về các vùng nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 60 – 61.
Lời giải:
Vùng |
Điều kiện sinh thái và kinh tế – xã hội |
Hướng chuyên môn hóa |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
– Núi, cao nguyên, đồi thấp. – Đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. – Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. – Mật độ dân số tương đối thấp. Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. – Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, ở vùng núi còn nhiều khó khăn. |
– Trồng trọt: chè, cây ăn quả, lúa đặc sản cây dược liệu, rau và hoa. – Chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, ngựa). – Lâm nghiệp: trồng rừng sản xuất. – Thuỷ sản: nuôi các loài thuỷ sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm,…). |
Đồng bằng sông Hồng |
– Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. – Có mùa đông lạnh. – Mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. – Mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở chế biến, công nghệ cao. |
– Trồng trọt: lúa chất lượng, rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả. – Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò. – Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. – Thuỷ sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, rong biển. |
Bắc Trung Bộ |
– Đồng bằng hẹp ven biển có đất phù sa và đất pha cát, vùng đồi trước núi có đất feralit là chủ yếu. – Thường xảy ra thiên tai (bão, ngập lụt, hạn hán). – Có nhiều đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. |
– Trồng trọt: lạc, mía, cây ăn quả. – Chăn nuôi: bò sữa, lợn và gia cầm. – Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất. – Thuỷ sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển. |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
– Đồng bằng hẹp ven biển với đất phù sa khá màu mỡ. – Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. – Dễ bị hạn hán về mùa khô. – Có nhiều đô thị dọc theo dài ven biển. – Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. |
– Trồng trọt: lúa, mía, dừa, cây ăn quả. – Chăn nuôi: bò, lợn, dê, cừu. – Lâm nghiệp: rừng phòng hộ. – Thuỷ sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển. |
Tây Nguyên |
– Các cao nguyên ba-dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. – Khí hậu phân ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. – Công nghiệp chế biến bước đầu có sự đầu tư phát triển. – Điều kiện giao thông khá thuận lợi. |
– Trồng trọt cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, sản xuất hoa, rau, cây ăn quả. – Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò. – Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ. – Thuỷ sản: cá, tôm nước ngọt và các loài cá nước lạnh. |
Đông Nam Bộ |
– Các vùng đất ba-dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng. – Vùng ven biển và một số vùng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. – Khí hậu cận xích đạo, thiếu nước về mùa khô. – Có các thành phố lớn, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại. – Điều kiện giao thông phát triển. |
– Trồng trọt: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, mía, sắn và cây ăn quả. – Chăn nuôi: lợn, bò sữa. – Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. – Thuỷ sản: cả biển, tôm, nhuyễn thể, cá rô phi, cá da trơn, cá cảnh,… |
Đồng bằng sông Cửu Long |
– Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn. – Thềm lục địa nông, ngư trường rộng. – Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thuỷ sản. – Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. – Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện. |
– Trồng trọt: lúa chất lượng cao, rau đậu, cây ăn quả. – Chăn nuôi: vịt biển, bog thịt, chim yến. – Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. – Thuỷ sản: cá tra và tôm. |