Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục II.1 trang 28 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục II.1 trang 28 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta

Lời giải Câu hỏi mục II.1 trang 28 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tham khảo: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 27 – 28.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta

Hướng dẫn:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 27 – 28.

Lời giải:

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nước

Khái niệm

Ô nhiễm không khí là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sinh vật.

Ô nhiễm nước là hiện tượng nguồn nước trong tự nhiên (nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và tính chất theo chiều hướng xấu, có chứa các chất độc hại với hàm lượng cao, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và sinh vật.

Hiện trạng

Ở nước ta, ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, đông dân như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và dọc các tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông lớn.

– Tình trạng ô nhiễm nguồn nước thường diễn ra cục bộ ở nhiều nơi trên các lưu vực sông của cả nước, nhưng tập trung ở khu vực trung lưu và đồng bằng hạ lưu.

– Theo không gian, mức độ ô nhiễm phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn gây ô nhiễm và thường tăng lên ở các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề…. Trong năm, mức độ ô nhiễm thưởng tăng cao hơn vào mùa cạn.

Nguyên nhân

– Hoạt động giao thông vận tải là một trong các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với không khí ở nước ta, đặc biệt là các đô thị và các tuyến đường giao thông lớn.

– Sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm không khí đáng kể ở nước ta.

– Các hoạt động gây ô nhiễm chủ yếu là quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu, hoá chất bay hơi,…

– Các nguyên nhân khác: hoạt động xây dựng (nhất là ở các đô thị lớn, các khu dân cư); hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, đốt rơm rạ, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,…); hoạt động làng nghề…

– Sự gia tăng nguồn nước thải từ các ngành kinh tế và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là từ các thành phố, các trung tâm công nghiệp,… đã trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước.

– Trình trạng khai thác quá mức tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự phân mùa của dòng chảy làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, đặc biệt là ở các đồng bằng lớn,… đã góp phần làm gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước.