Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục 2 trang 154 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục 2 trang 154 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Giải Câu hỏi mục 2 trang 154 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 153 – 154.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Hướng dẫn:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 153 – 154.

Lời giải:

Nguồn lực

Thực trạng

– Nằm trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, diện tích 28 nghìn km2, dân số trên 6,6 triệu người, mật độ dân số 236 người/ km2.

– Vị trí chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, trung độ trên các trục giao thông B-N, mặt tiền hướng ra biển → ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế B-N, Đ-T, quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, Lào và Cam-pu-chia, xa hơn là với Thái Lan, Mi-an-ma,… nối liền với tuyến đường biển quốc tế. TP. Đà Nẵng là cực tăng trưởng của vùng.

– Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo (quần đảo Hoàng Sa); nhiều vũng vịnh, đầm phá với tài nguyên biển phong phú → phát triển tổng hợp kinh tế biển.

– Nguồn lao động dồi dào (gần 53% dân số), tỉ lệ lao động qua đào tạo khá cao, nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều di tích quốc gia, các bãi biển, cảnh quan đẹp→ phát triển du lịch.

– Là trung tâm khoa học – công nghệ, giáo dục, đào tạo của cả vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; cơ sở hạ tầng đa dạng với đủ loại hình được nâng cấp, có 2 cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài), các cảng hàng không nội địa và cảng biển đầu mối khu vực.

– GRDP của vùng đóng góp khoảng 5,3 % cả nước (2021).

– Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ phát triển nhờ khai thác lợi thế với dịch vụ cảng biển và du lịch; tỉ trọng công nghiệp tăng lên với các ngành chủ yếu là chế biến, sản xuất thực phẩm; giày, dép và dệt, may; cơ khí ô tô, lọc hoá dầu… kinh tế thuỷ sản (chủ yếu là khai thác).

Định hướng

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung định hướng phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hoá dầu,…