Giải chi tiết Câu hỏi 2 trang 165 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo – quần đảo. Tham khảo: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.
Câu hỏi/Đề bài:
Thu thập tài liệu, giới thiệu khái quát về các ngành kinh tế biển của nước ta (khai thác sinh vật biển, du lịch biển, đảo; giao thông vận tải biển; khai thác khoáng sản biển).
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.
Lời giải:
Nước ta có thế mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Nước ta có tiềm năng lớn về khai thác thủy sản nhờ nguồn tài nguyên sinh vật biển rất phong phú.Nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực…, biển nước ta còn nhiều đặc sản khác như đối mới, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt là trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến. Tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao. Ngoài ra, vùng biển nước ta có các ngư trường, 4 ngư trường trọng điểm là Hải Phòng Quảng Ninh, Ninh Thuận Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo. Đường bờ biển dài, nhiều cảnh đẹp: các bãi biển (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê, Ninh Chữ,…); vịnh biển (vịnh Hạ Long, vịnh Non Nước, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong,…); các đảo (Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,…); các đầm phá, bãi triều,… thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển đảo. Du lịch biển đảo đang là thế mạnh cho các tỉnh ven biển, làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho các vùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần khai thác hợp lí tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường vùng biển đảo.
Do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cùng thuận lợi cho xây dựng cảng nên nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua không ngừng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, cả nước có 34 cảng biển (có hai cảng đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với các cảng biển tổng hợp địa phương). Nước ta đã hình thành và phát triển các tuyến vận tải biển quốc tế và nội địa.
Ngành khai thác khoáng sản biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.Thềm lục địa nước ta có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí. Biển còn cung cấp nguồn muối vô tận, nhiều vùng ven biển nước ta có tiềm năng sản xuất muối, đặc biệt ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, ven biển còn có ti-tan, cát trắng… Các loại khoáng sản biển ở nước ta đã được khai thác và mang lại hiệu quả cao.Trong giai đoạn 2010 – 2021, tổng sản lượng khai thác đạt gần 180 triệu tấn dầu thô và 113 tỉ m3 khí tự nhiên. Sản lượng dầu thô khai thác chủ yếu để xuất khẩu và làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc hoá dầu. Khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy sản xuất khí – điện – đạm ở Cà Mau, Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu),…Nghề muối được phát triển từ khá sớm nhưng năng suất còn thấp, sản xuất chưa ổn định, tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận,… Khai thác ti-tan, cát trắng chủ yếu ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà. Quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản biến cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.