Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi 2 trang 114 Địa lí 12, Cánh diều: Thu thập...

Câu hỏi 2 trang 114 Địa lí 12, Cánh diều: Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong hai nội dung dưới đây của Bắc Trung Bộ: Sản phẩm nổi bật của ngành nông nghiệp

Đáp án Câu hỏi 2 trang 114 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 21. Phát triển nông nghiệp – lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.

Câu hỏi/Đề bài:

Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong hai nội dung dưới đây của Bắc Trung Bộ:

– Sản phẩm nổi bật của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

– Vai trò của rừng đối với kinh tế – xã hội, môi trường.

Hướng dẫn:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.

Lời giải:

*Cây lạc

Cây lạc là cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất ở Bắc Trung Bộ. Năm 2021, sản lượng lạc đạt 106985,4 tấn, chiếm khoảng 24,9% sản lượng lạc cả nước (cả nước đạt 430366,5 tấn). Lạc được trồng nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Cụ thể: Nghệ An dẫn đầu với 33546,4 tấn (chiếm khoảng 31,4% sản lượng lạc của cả vùng), Hà Tĩnh đạt 29129,7 tấn (chiếm khoảng 27,2% sản lượng lạc của cả vùng), Thanh Hóa đạt 20717,5 tấn (chiếm khoảng 19,4% sản lượng lạc của cả vùng). Cây lạc chủ yếu được trồng trên đất cát pha ở dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay, ngoài các giống truyền thống, các giống lạc năng suất cao, nhiều dầu đang được thử nghiệm ở một số địa điểm như mô hình sản xuất thử nghiệm giống lạc CNC1 trên diện tích 04 ha tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

* Vai trò của rừng đối với kinh tế – xã hội, môi trường:

Rừng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường. Về vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, rừng phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện; rừng phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển…Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Đối với xã hội, rừng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội… Trong cuộc sống, các cây rừng sẽ thải ra dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Về kinh tế, rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm, phục vụ nhu cầu đời sống xã hội…