Vẽ và nhận xét biểu đồ. Hướng dẫn trả lời Bài 12. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản – SGK Địa lí 12 Cánh diều – Bài 12. Thực hành: Vẽ biểu đồ – nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,…
Đề bài/câu hỏi:
Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta năm 2010 và năm 2021.
b) Nhận xét, giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
Hướng dẫn:
Vẽ và nhận xét biểu đồ.
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ
Tính bán kính:
R2021 = x R2010
Trong đó:
– R2021, S2021 lần lượt và bán kính và quy mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta năm 2021.
– R2010, S2010 lần lượt và bán kính và quy mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta năm 2010.
– Chọn bán kính R2010 là 1,5 cm → R2021 ≈ 2,34 cm.
b) Nhận xét và giải thích
Nhìn chung, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có sự thay đổi.
– Về quy mô: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng mạnh từ 876 nghìn tỉ đồng (2010) lên 2125,2 nghìn tỉ đồng (2021), tăng 1249,2 nghìn tỉ đồng, tăng khoảng 2,4 lần. Trong đó:
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất và tăng mạnh từ 675,4 nghìn tỉ đồng (2010) lên 1502,2 nghìn tỉ đồng (2021), tăng 826,8 nghìn tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất thủy sản đứng thứ hai với 177,8 nghìn tỉ đồng (2010) tăng lên 559,7 nghìn tỉ đồng (2021), tăng 381,9 nghìn tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp nhỏ hơn với 22,8 nghìn tỉ đồng (2010), tăng lên 63,3 nghìn tỉ đồng (2021), tăng 40,5 nghìn tỉ đồng.
– Về cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể:
+ Ngành nông nghiệp: giảm tỉ trọng liên tục, từ 77,1% (2010) giảm xuống còn 70,7% (2021), giảm 6,4%.
+ Ngành lâm nghiệp tăng nhẹ tỉ trọng, tăng 0,3% từ 2,6% (2010) lên 3% (2021), tăng 0,4%.
+ Ngành thủy sản tăng tỉ trọng khá nhanh và liên tục, từ 20,3% (2010) lên 26,3% (2021), tăng 6%.
– Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 tăng mạnh do tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào các giai đoạn trong quy trình sản xuất; đẩy mạnh các mô hình sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sự thay đổi trong các chính sách nông nghiệp của Nhà nước.
– Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tích cực và phù hợp với mục tiêu thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, đặt trọng tâm phát triển nông nghiệp cả nước theo hướng phát huy các lợi thế của từng địa phương, từng vùng, miền; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường hiện đại trong các đơn vị, ngành, vùng đã hình thành.